Kỹ thuật phục hồi vườn sầu riêng sau thu hoạch

Sau mỗi vụ thu hoạch, cây sầu riêng trở nên suy yếu. Nếu không kịp thời chăm bón, phục hồi thì cầy sầu riêng sẽ dễ nhiễm sâu bệnh hại, không thể có đủ dinh dưỡng cho vụ mùa bội thu tiếp theo. Nhiều bà con có suy nghĩ rằng, chỉ cần bón phân thật nhiều là cây sẽ phục hồi lại khoảng dinh dưỡng thiếu hụt do việc nuôi trái ở vụ trước. Tuy nhiên, để cây sầu riêng phục hồi hiệu quả, giàu sức sống trở lại, cần áp dụng một số biện pháp nhất định. Cụ thể như sau:

1. Cắt tỉa cành sầu riêng sau thu hoạch

Thực hiện cắt tỉa tạo tán cây sầu riêng sau khi thu hoạch

Để phục hồi sầu riêng sau thu hoạch hiệu quả, đầu tiên bà con cần loại bỏ cuống trái còn sót lại trên cành, cắt các cành già, cành sâu bệnh, cành vượt, cành mọc khuất trong tán, cành không cho quả. Đồng thời tạo tán cho chùng. Việc làm này không chỉ giúp vườn sầu thông thoáng, loại bỏ bớt nơi trú ngụ của sâu hại mà còn giúp cây sầu tập trung dinh dưỡng nuôi những cành khỏe.

Bà con lưu ý, chỉ sử dụng dụng cụ cắt tỉa sắc bén. Trước khi cắt tỉa cần khử trùng kỹ dụng cụ để hạn chế nhiễm bệnh cho cây.

2. Xới mô

Việc xới mô sẽ giúp cây sầu riêng có thời gian nghỉ ngơi sau khi thu hoạch và giúp đất trở nên tơi xốp, thoáng khí, thuận lợi cho cây phát triển hơn.

Bà con dùng cuốc hoặc cào 3 răng xới xáo đất, phạm vi từ 1/2-2/3 tán cây trở ra ngoài (tính từ gốc ra) với độ sâu từ 5-10cm. Bà con chú ý tránh đào xới mạnh gây tổn thương đến rễ. Nếu cần, có thể bổ sung thuốc dinh dưỡng cho đất hoặc vật liệu hữu cơ khác để cải thiện độ thoáng khí và giữ ẩm cho đất.

3. Bón phân

Xới mô kết hợp bón phân để phục hồi sầu riêng

SAu khi vun gốc, xới mô từ 3-5 ngày thì bà con tiến hành bón vôi để nâng độ pH trong đất và kích thích vi sinh vật có lợi trong đất sinh trưởng. Bà con thực hiện tưới vôi trong 3 ngày để đạt hiệu quả tối ưu rồi tiến hành bón phân có đầy đủ đa, trung, vi lượng để kích rễ, kéo đọt và dưỡng cành sầu riêng tốt.

Bà con nên tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ với phân bón lá để cây hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất đồng thời hạn chế được tình trạng đất khô cằn cỗi bởi hấp thu phân bón hóa học lâu dài.

4. Tưới nước

Giai đoạn cây sầu đơm ho, nhiều nhà vườn thực hiện xiết nước kết hợp đậy bằng nylon để kích quả. Vòng lặp liên tục sẽ khiến cây sầu suy yếu. Do đó, sau khi thu hoạch, bà con nhất định cân bằng lại chế độ tưới cho cây, nhất là vào mùa khô. Đồng thời đảm bảo hệ thống tiêu nước vận hành tốt, tránh để ngập ứ.

5. Phun thuốc ngừa nấm bệnh

Các công việc như xới mô, cắt tỉa cành… đểu rất khiến gieo mầm bệnh cho cây sầu, nhất là khi cây mới thu hoạch, đề kháng yếu. Do đó, bà con cần thực hiện phun phòng nấm bệnh ở giai đoạn này. Phun toàn diện, từ lá, cành đến gốc… để ngăn ngừa nấm hại tấn công cây sầu.

Trên đây là những công việc cần làm để phục hồi vườn sầu riêng thu hoạch, chúc bà con một mùa sầu mới thắng lợi hơn.