Bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá do vi-rút Rice Grassy Stunt gây ra. Vi-rút này xâm nhập vào cây lúa và gây bệnh bởi rầy nâu.

Biểu hiện của bệnh vàng lùn
Lúa bị bệnh vàng lùn biểu hiện lá lúa từ màu xanh nhạt chuyển dần sang màu vàng nhạt, vàng da cam rồi vàng khô. Vị trí các lá bị vàng lan dần từ các lá bên dưới lên các lá phía trên. Vết vàng trên lá xuất hiện từ chóp lá, lan dần vào phía bẹ lá. Tất cả các lá bị bệnh có xu hướng xòa ngang. Các chồi lúa bị bệnh giảm chiều cao và bệnh cũng làm giảm số chồi trên bụi lúa mắc bệnh. Quần thể ruộng lúa bị bệnh ngả màu vàng, chiều cao cây lúa không đồng đều. Bụi lúa lùn, cho ra nhiều chồi mọc thẳng, có dạng giống như bụi cỏ. Lá lúa ngắn, hẹp, màu xanh vàng hoặc màu vàng cam. Các lá non có nhiều đốm gỉ sắt.

Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh vàng lùn có tác nhân truyền bệnh là rầy nâu.Bệnh không lây lan qua giống, đất, nước hay vết thương cơ giới. Rầy nâu chính là môi giới lan truyền, phát sinh, phát triển của bệnh vàng lùn trên cây lúa.
Thông thường thời gian ủ bệnh trên cơ thể rầy non là từ 7-10 ngày có những cá thể sâu ủ bệnh 20 ngày mới bắt đầu truyền bệnh. Đối với những cây lúa khỏe mạnh khi bị rầy chích hút khoảng 1 giờ là có thể bị nhiễm bệnh.
Đặc biệt virus không lây bệnh qua trứng rầy.
Khi mới gieo sạ rầy nầu trưởng thành sẽ di trú ngay tới ruộng lúa tới khi cây lúa phát triển 1 – 2 lá và truyền virus cho cây bằng cách bám vào cây và chích hút. Khoảng 10 – 20 ngày sau khi bị nhiễm virus thì cây lúa sẽ bắt đầu có những triệu chứng bệnh. Cứ như vậy bệnh lây lan và phát triển trên diện rộng thậm chí truyền từ vụ lúa này sang vụ lúa khác.
Biện pháp xử lý
Phòng bệnh
Cần cày bừa, làm đất kỹ, vùi lấp tàn dư và nguồn bệnh; vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, dọn sạch các tàn dư và ký chủ trung gian của bệnh. Gieo cấy tập trung, đồng loạt cùng một cánh đồng, từng vùng để né rầy theo khuyến cáo của cán bộ chuyên ngành. Sử dụng các giống lúa kháng bệnh, giống lúa cứng cây có khả năng chống chịu bệnh. Chăm sóc hợp lý, tạo điều kiện cho cây lúa khỏe (nhất là giai đoạn lúa non) để tăng cường sức đề kháng, chống chịu bệnh.
Biện pháp trừ bệnh hữu hiệu nhất là thực hiện việc tiêu hủy nguồn bệnh trên đồng ruộng. Giai đoạn lúa còn non (dưới 40 ngày tuổi) nếu ruộng lúa bị nhiễm bệnh nặng, không còn khả năng phục hồi, cho năng suất thì phải tiêu hủy bằng cách cày trục cả ruộng để diệt mầm bệnh. Trước khi cày vùi phải phun thuốc trừ rầy nâu để tránh phát tán truyền bệnh sang ruộng lúa khác.
Diệt trừ rầy nâu
Một số loại thuốc trị rầy nâu