Bệnh chết cây con trên dưa hấu

Bệnh chết cây con ở dưa hấu còn được biết đến với tên gọi bệnh lở cổ rễ hoặc thối gốc cây con dưa hấu. Bệnh phát sinh trong giai đoạn nhỏ của cây, thường gặp nhất khi cây vừa mới mọc hoặc mới trồng được 1-2 lá thật. Bệnh do nhiều loại nấm gây ra như Pythium spp., Rhizoctonia solani và Fusarium spp.. Trong đó, các loài thuộc chủng nấm Pythium và Rhizoctonia là tác nhân chính.

Cùng AVN tìm hiểu về loài bệnh này và cách phòng trị nhé!

Biểu hiện bệnh chết cây con dưa hấu

Bệnh chết cây con trên dưa hấu

Biểu hiện đặc trưng của loại bệnh này mà bà con có thể thấy đó là:

Cây đang xanh tươi nhưng bị héo đột ngột vào ban ngày, nhất là giai đoạn buổi chiều. Vào ban đêm và đầu buổi sáng, cây có thể xanh lại nếu bệnh đang nhẹ. Bà con quan sát ở phần thân cây nơi tiếp giáp mặt đất, có thể thấy thân cây bị khô teo tóp lại hoặc bị biến màu và hư thối do bị nấm xâm nhập và gây hại.

Cây dưa hấu con sẽ héo dần và chết đi do không được tiếp dẫn dinh dưỡng sinh để sinh trưởng.

Điều kiện phát sinh bệnh chết cây con dưa hấu

Bệnh khiến cây đổ gục, chết non

Bệnh chết cây con dưa hấu có thể phát sinh do một số nguyên nhân sau:

– Hạt giống, cây giống đã mang sẵn mầm bệnh mà không được xử lý trước gieo trồng.

– Đất trồng có nhiều tàn dư bệnh vụ trước.

– Đất ít mùn bị nén chặt hoặc nền đất trũng thấp, ẩm ướt, nhiều loại sâu hại ký chủ.

– Các loài nấm gây bệnh chết cây con dưa hấu khi gặp điều kiện thời tiết nóng, ẩm mưa nhiều sẽ sinh trưởng mạnh mẽ và tấn công gây hại cây.

Cách phòng trị bệnh chết cây con dưa hấu

Từ các tác nhân gây bệnh nói trên, bà con hoàn toàn có thể phòng trị bệnh chết cây con dưa hấu bằng cách sau:

– Don sạch tàn dư, vệ sinh vườn trước khi gieo trồng.

– Lên luống cao để gieo trồng, tránh để nước ngập úng.

– Bón lót phân chuồng kết hợp nấm đối kháng Trichoderma để đất tơi xốp, thoát nước.

– Khi phát hiện bệnh, bà con có thể sử dụng các loại thuốc có chưa hoạt chất Validamycin,… để phòng trừ giúp hỗ trợ bệnh không lây lan ra toàn bộ khu vườn.