Vai trò của bọ rùa trong kiểm soát sâu hại

Bọ rùa là thiên địch phổ biến hàng đầu đối với các loài sâu hại, bọ rùa ăn thịt các loài sâu hại, rầy rệp nên có lợi cho cây trồng, việc bảo vệ các loài thiên địch của sâu hại không chỉ bảo vệ năng suất cây trồng mà còn giúp cho môi trường, hệ sinh thái an toàn hơn đối với sự sống.

Đặc trưng sinh thái bọ rùa

Bọ rùa thuộc họ Coccinellidae, bộ cánh cứng Coleoptera. Gồm những loài có kích thước nhỏ, bầu dục hoặc tròn, tùy loài mặt lưng của cơ thể thường vồng lên hình bán cầu, mặt bụng thì bằng, đa số có màu sắc tươi sáng và có nhiều đốm, hoa văn. Hầu hết các loài bọ rùa thuộc nhóm có lợi, tấn công chủ yếu các loại rầy mềm, nhện gây hại, rầy phấn trắng, rệp sáp, các loại côn trùng có kích thước nhỏ và trứng của một số loại côn trùng khác.

Bọ rùa

Cả Bọ rùa trưởng thành và ấu trùng đều ăn mồi. Bọ rùa trưởng thành ăn cùng một loại thức ăn như ấu trùng, chỉ một thời gian ngắn sau khi vũ hóa, trưởng thành đã có khả năng bắt cặp, số lượng trứng đẻ tùy thuộc vào lượng thức ăn được tiêu thụ.

Các loài bọ rùa ăn thịt chính

Dưới đây là các nhóm bọ rùa phổ biến, thường hay gặp, các loài bọ rùa khác nói chung đều ăn thịt và là thiên địch của các loài sâu hại phổ biến như rầy rệp, bọ trĩ…

Bọ rùa bảy chấm

Coccinella septempunctata (bọ rùa bảy chấm)

Bọ rùa bảy chấm

Bọ rùa vàng

Verania discolor (bọ rùa vàng)

Bọ rùa vàng

Bọ rùa tám chấm

Harmonia octomaculata (bọ rùa tám chấm)

Bọ rùa tám chấm

Bọ rùa đỏ

Micraspis sp. (bọ rùa đỏ), Micrapis crocea

Bọ rùa đỏ