Phòng trừ sâu xanh da láng hại hành lá

Sâu xanh da láng (tên khoa học: Spodoptera litura) là một loài sâu hại thường xuyên xuất hiện trên các loại rau màu như cây đậu, cà chua, đặc biệt là trên hành lá. Với sâu non mới nở, chúng sống tập trung ăn các phần non của cây. Đến tuổi lớn, chúng ăn phá mạnh hơn, cạp thủng lá hành, có thể làm gãy ngọn. Chúng ăn và tải phân ngay bên trong ống hành.Sâu gây hại mạnh sẽ làm vườn hành héo, xơ xác, tàn lụi, không đem lại giá trị kinh tế.Sâu xanh da láng ăn lá hành và trú ngụ trong ống lá hành, đến tối mới xuất hiện nên phòng trừ rất khó.

Do đó, ngăn ngừa và phát hiện sâu sớm sẽ giúp bà con giảm thiểu được thiệt hại.

Đặc điểm sinh học của sâu xanh da láng hại hành

Sâu xanh da láng hại hành lá

Sâu xanh da láng tên khoa học là Spodoptera exigua, Họ: Noctuidae, Bộ: Lepidoptera. Sâu có vòng đời từ 30 – 40 ngày, trải qua 4 giai đoạn phát triển.

Trưởng thành (5-7 ngày): Sâu là bướm màu nâu, có đốm vàng ở giữa cánh. Các cánh trước có màu xám và nâu lốm đốm. Các cánh sau có màu xám hoặc trắng đồng đều hơn và có một đường đậm ở rìa. Bướm có kích thước vừa phải, sải cánh từ 25 – 30 mm. Bướm hoạt động mạnh về đêm.

Trứng (4-5 ngày): Trứng sâu được đẻ bởi sâu trưởng thành. Mỗi con trưởng thành có thể đẻ 3-4 ổ trứng/lá hành. Chúng đẻ từ giữa lá đến ngọn lá hành. Mỗi ổ từ 50-100 trứng.

Sâu non (16-21 ngày): Gai đoạn sâu non có 5 tuổi. Sâu tuổi 1 sau khi nở, sâu chui vào bên trong ống hành, ăn phần thịt lá. Qua tuổi 2-3 chúng phân tán sang các lá xung quanh. Sâu non có màu xanh bóng giống màu lá hành, sâu lớn chuyển màu xanh vàng, nhẵn bóng, ít lông tơ, trên lưng có 5 sọc. Sâu non mới nở phá tập trung nhưng sau phân tán. Sâu phát triển qua 6 tuổi, sâu đẫy sức dài 12-15 mm. Sâu hóa nhộng trong đất, chúng thường chui vào tàn dư hoặc lá khô để hoá nhộng.

Nhộng (5-7 ngày): Nằm trong đất, có màu vàng nâu, cuối bụng có 2 gai nhỏ, phía trên lưng có 2 gai nhỏ khác.

Sâu xanh da láng sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ trong điều kiện thời tiết nắng nóng, khô hạn. Chúng có tập tính ẩn nấp vào ban ngày, chỉ xuất hiện vào đêm. Vào ban đêm, chúng cách cạp nhu mô lá từ bên trong để chui ra. Hoạt động này làm lá mất chất diệp lục, giảm khả năng quang hợp. Bụi hành vì thế mà trở nên còi cọc.

Với sâu non mới nở, chúng sống tập trung ăn các phần non của cây. Đến tuổi lớn, chúng ăn phá mạnh hơn, cạp thủng lá hành, có thể làm gãy ngọn. Chúng ăn và tải phân ngay bên trong ống hành.

Sâu gây hại mạnh sẽ làm vườn hành héo, xơ xác, tàn lụi, không đem lại giá trị kinh tế.

Từ những đặc điểm trên, bà con có thể nhận dạng được sâu xanh da láng để diệt trừ từ khi còn sớm, tránh để sâu gây hại nặng nề.

Sâu xanh da láng gây hại khiến cây hành thủng lá, gãy ngọn

Phòng trừ sâu xanh da láng hại hành lá

– Cày ải, vệ sinh đồng ruộng để diệt trừ nhộng sâu.

– Thực hiện luân canh hành lá với cây khác không phải ký chủ của sâu xanh da láng (ví như lúa nước).

– Trồng cây với mật độ khuyến cáo của trung tâm khuyến nông. Tránh trồng dày tạo điều kiện cho sâu hại phát triển.

– Trong quá trình chăm bón, cần bổ sung nguyên tố vi lượng cho hành lá để lá cây cứng cáp, khỏe mạnh.

– Theo dõi và ngắt bỏ lá hành bị sâu hại tấn công. Nên ra đồng ban đêm để bắt và tiêu diệt sâu bệnh.

– Khi sâu tấn công mạnh, bà con có thể sử dụng thuốc BVTV chứ hoạt chất Emamectin Benzoate 6.5% EC để diệt trừ.  Bà con nên phun khi thấy sâu non mới nở 1-2 ngày. Bởi lúc này chúng đang còn tập trung quanh ổ trứng, chưa chui vào trong cọng hành. Nên phun vào buổi chiều để có hiệu quả cao.