Phòng trừ sâu hại trên cây ngô vụ đông

Hiện nay đã bước vào thời điểm gieo trồng ngô cho vụ đông trên đất hai lúa. Với ngô trồng vụ này, bà con thực hiện trồng bằng bầu. Cần sử dụng các giống ngô có thời gian sinh trưởng từ 100-110 ngày với bộ rễ khỏe, chống đổ ngã tốt. Và đặc biệt là có đặc tính chịu hạn và lạnh, sâu bệnh tốt bởi thời vụ này, ngô phải đối mặt với rất nhiều sâu bệnh.

Dưới đây là hai số sâu hại phổ biến trên cây ngô vụ đông.

Sâu đục thân

Sâu đục thân là một trong những đối tượng sâu bệnh hại thường gặp trên cây ngô đông. Chúng gây hại khi cây bắp đã lớn, từ khi có loa kèn, nhất là từ khi trổ cờ trở đi. Gây hại trên đọt cây, thân, bông cờ và đặc biệt là trái ngô. Sâu đục thân tấn công khiến cây ngô kém phát triển, hạt bị lép. Không chỉ ảnh hưởng đến năng suất mà hương vị ngô cũng bị suy giảm đáng kể.

Sâu đục thân hại ngô

Sâu đục thân có đặc tính sinh học như sau:

Sâu mới nở thân trắng đục đầu to màu đen, khi lớn dọc thân có 4 sọc nâu. Nhộng màu nâu, thuôn dài nằm trong thân ngô.

Sâu trưởng thành cái dài khoảng 13 – 15 mm, sải cánh rộng khoảng 30 – 35 mm, cánh trước màu vàng nhạt, trưởng thành đực nhỏ hơn. Có màu nâu hơi hồng trên cơ thể có những vạch nâu mờ chạy dọc từ lưng xuống.

Sâu đục thân hoạt động về đêm, ban ngày ẩn nấp trong bẹ lá hay trong nõn lá non.

Cách trị sâu đục thân hại ngô:

Khi vườn ngô bị sâu đục thân gây hại, bà con cần căn cứ vào mật độ sâu mà có biện pháp xử lý phù hợp:

+ Bắt sâu bằng tay, ngắt ổ trứng.

+ Bảo vệ và lợi dụng ong ký sinh, quan trọng nhất là ong mắt đỏ ký sinh trứng Trichogramma.

– Biện pháp hóa học:

+ Dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất Emamectin benzoate, Cartap hydrochloride, Cypermethrin để phun trừ.

Sâu xám

Sâu xám hại ngô

Sâu xám cũng là một loại sâu hại ngô đông phổ biến. Sâu có màu đen hoặc nâu xám, dọc 2 bên lưng có đường chỉ mờ, đầu màu đen.

Sâu non tuổi 1 gặm lá non làm thủng lỗ chỗ hoặc khuyết mép lá. Từ tuổi 2 sâu sống dưới đất, ban đêm sâu chui lên phá cây. Sâu gặm quanh thân cây và cắn đứt thân cây. Sâu non có tính giả chết ban ngày ẩn náu dưới đất, đêm chui lên cắn phá rễ cây làm cây héo. Chúng cắn đứt ngang thân cây. Mỗi đêm, một con sâu có thể cắn đứt 3  4 cây non. Đối với một vài màu trưởng thành có thân đã cứng (cây ngô có 7 – 8 lá) sâu th­ường đục vào thân gần sát gốc ăn phần non mềm ở giữa làm thân cây ngô bị héo và chết.

Cách trị sâu xám hại ngô:

+ Khi mật độ sâu gây hại thấp có thể bắt sâu thủ công vào sáng sớm hay chiều tối bằng phương pháp bới đất xung quanh gốc cây bị sâu cắn để bắt sâu. Kết hợp sử dụng bẫy bả chua ngọt dể bẫy bướm.

+ Khi sâu gây hại mạnh, mật độ dày, bà con có thể sử dụng thuốc BVTV chứa hoạt chất Emamectin, Lamda-Cypermethrin với hỗn hợp Chlorantraniliprole + Abamectin… Phun thuốc vào buổi chiều mát, nên cho thêm 10 ml chất bám dính hoặc 20 -30 ml dầu khoáng nâng cao khả năng bám thuốc vào cơ thể sâu, tăng khả năng làm sâu chết nhanh.