Một số sâu hại phổ biến trên cây dứa(cây khóm)

Cây dứa( cây khóm) là loài cây cho loại quả cho sản lượng cao. với hương vị thơm ngon, tươi mát. Dứa nguyên vị hay thành phẩm từ dứa đều được ưa chuộng. Sản lượng dứa nhập khẩu ở nước ta cũng ngày một tăng lên.

Trồng dứa không khó song để được vựa dứa chất lượng tốt rất cần phòng trị sâu bệnh tốt.

Dưới đây là một số sâu hại phổ biến trên cây dứa, bà con cần nắm rõ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Rệp sáp hại dứa (Dysmicoccus brevipes)

Rệp sáp hại dứa

Đây là loại sâu bệnh gây hại nặng trên những vụ dứa trồng nhiều vụ, đặc biệt là vào mùa khô.

Cây dứa khi bị rệp sáp tấn công sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất vụ mùa.

Dấu hiệu nhận biết vựa dứa vị rệp sáp tấn công

Rệp sáp là loại trùng có hình bầu dục, màu hồng và toàn thân được phủ một lớp sáp trắng. Cả ấu trùng và thành trùng rệp sáp thường sống tập trung dưới gốc, rễ của cây dứa. Đôi khi chúng di chuyển lên nách lá và quả, hút dịch lá gây hại trực tiếp tới cây dứa.

Những cây dứa  bị rệp sáp tấn công thường bị hư rễ khiên cây khô héo. Điều này khiến quả dứa kém phát triển, quả nhỏ và hương vị kém thơm ngon.

Cách phòng trừ bệnh rệp sáp

Bà con có phòng rệp sáp tấn công vựa dứa bằng cách:

Trước khi gieo trồng dứa, thực hiện phun trực tiếp hỗn hợp dung dịch thuốc chứa hoạt chất Methidathion kết hợp sử dụng thuốc chứa hoạt chất Fosetyl Aluminium lên toàn bộ phần gốc chồi. Để ráo nước sau đó  mới đem đi trồng. 

Sau khi trồng, bà con cần phun thuốc kỳ 5 – 6 tuần một lần với một trong các loại thuốc diệt rệp sáp hoạt chất Benfuracard

Bọ cánh cứng

Bọ cánh cứng hại dứa là một loại sâu cánh cứng, có tên khoa học là Antitrogus sp. Bọ cánh cứng sống và đẻ trứng dưới đất. Trên các vườn dứa đang sinh trưởng mạnh, sắp cho quả, kể cả vụ 1 và vụ 2. Sâu non thường hoạt động mạnh trong vườn dứa mới trồng sâu ít gây hại. Ấu trùng nở ra có thân cong, màu trắng sữa, đầu có mảnh sừng cứng màu nâu, trên thân có lông tơ màu trắng, dài khoảng 35mm.Sâu non phá hại bộ rễ làm cây dứa bị héo và dễ đổ ngã. Sau khi vũ hóa, các con trưởng thành giao phối và tìm đến  các vườn dứa xanh tốt để đẻ trứng.

 Bọ cánh cứng gây hại trên dứa như thế nào?

Sâu non bọ cánh cứng cắn rễ tạo thành các vết thương làm cho rễ hoạt động kém, không cung cấp đủ nước và chất khoáng cho cây. Từ đó khiến cây sinh trưởng kém, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất mùa vụ. Nguy hại là từ các vết thương do sâu gây ra tạo điều kiện cho một số loài tuyến trùng và một số loài nấm gây bệnh xâm nhập tấn công cây dứa. Trong đó, nấm Thielaviopsis paradoxa là loài nấm sẽ gây ra bệnh thối trái, thối gốc chồi làm cho vườn dứa tàn lụi nhanh chóng.

Cách phòng ngừa bọ cánh cứng hại dứa

Để phòng ngừa bọ cánh cứng gây hại cây dứa, bà con cần thực hiện các việc sau:

+ Đối với vựa đất canh tác dứa thường xuyên, bà con cần rải hoặc tưới thuốc chứa hoạt chất Alpha cypermethrin ngừa bọ cánh cứng lên vườn trước khi gieo trồng.

+ Luân canh dứa với các loại cây trồng khác. Nên trồng lại dứa sau 2-3 năm.

+ Tiến hành cày xới kỹ, thu dọn sạch sẽ tàn dư vụ trước.

+ Khi phát hiện bọ cánh cứng gây hại vườn dứa, bà con có thể phun thuốc chứa hoạt chất Permethrin, profennophos để diệt trừ.

Nhện đỏ gây hại cây dứa

Nhện đỏ hại dứa có tên khoa học là Dolichotetranychus floridanus. Chúng là một loại côn trùng rất nhỏ (bằng hạt cám), thuộc họ bọ ve, có màu đỏ da cam và thường trú ẩn ở mặt dưới của lá (cây có múi, cây rau màu…) hoặc ở phía trong phần non của nách lá trưởng thành ở cây dứa.

Nhện đỏ gây hại trên cây dứa như thế nào?

Ở cây dứa, khi bị nhện đỏ thường có biểu hiện như sau:

Nhện đầu tiên chích hút và gây hại trên phần mô trắng tại gốc của lá, ở đó chúng gây hiện tượng mất nước và tạo thành những đốm màu nâu hoặc nâu đen. Lá bị vàng trắng sau đó chuyển sang màu vàng và yếu/mỏng. Khi nhổ cây lên, bóc những lá già ra khỏi gốc cây, bà con sẽ thấy các vết lõm màu nâu ở phần mô trắng của gốc lá.

Cây dứa bị nhện hại sinh trưởng kém, còi cọc, phiến lá nhỏ hơn, ngắn hơn cây bình thường. Lá cây bị biến màu và có màu vàng trắng xen lẫn với những đốm màu xanh ở phần đầu chóp lá. Cây bị hại nặng toàn bộ lá có màu vàng trắng, cây không phát triển quả hoặc quả rất nhỏ.

Cách phòng trị nhện đỏ hại dứa

+Nên luân canh cây dứa với cây khác để cải tạo gốc đất và ngăn chặn sự lưu truyền của nhện đỏ.

+ Thường xuyên tưới mát cho cây khi nhiệt độ tăng cao.

+Thời tiết nắng nóng, khô hạn thì nên đi kiểm tra, thăm ruộng thường xuyên

+ Có thể xây dựng hệ thống phun mưa để rửa trôi nhện bám trên cây.

+ Khi mật độ nhện đỏ dày có thể sử dụng thuốc chứa hoạt chất Spirodiclofen để phun trừ.