Kiểm soát dư lượng hóa chất và vi sinh vật trong nông sản

Một số vấn đề thường gặp cần lưu ý

Sản phẩm nông sản an toàn phải hội đủ các tiêu chuẩn sau:

  1. Dư lượng nitrat ở mức cho phép.
  2. Dư lượng thuốc Bảo vệ thực vật ở mức cho phép.
  3. Dư lượng kim loại nặng ở mức cho phép.
  4. Không nhiễm các vi sinh vật gây hại cho sức khỏe con người.
Sản xuất rau an toàn

Do vậy khi canh tác chúng ta phải biết đánh giá các nguyên nhân gây ra dư lượng của các yếu tố nêu trên trong rau để có biện pháp hạn chế, giảm thiểu các chất độc hại có trong nông sản.

1. Dư lượng Nitrat:

Nguyên nhân làm cho sự tích luỹ lượng nitrat trong cao chủ yếu do sử dụng lượng phân đạm dạng hóa học quá nhiều và bón gần thời gian thu hoạch.

Nông sản chứa quá nhiều nitrat mà chúng ta ăn vào trong cơ thể nó sẽ chuyển thành nitrit (-NO2), đây là một chất rất độc chúng sẽ gây ung thư.

2. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật:

Trên rau

Trên rau thường có nhiều đối tượng sinh vật gây hại. Do là cây trồng ngắn ngày, nên trong quá trình sản xuất, nông dân thường dùng thuốc bảo vệ thực vật phun nhiều lần trong vụ nhằm để phòng trừ. Sau khi phun, thuốc bảo vệ thực vật sẽ phân hủy trong môi trường tự nhiên. Thời gian phân hủy ngắn hay dài tùy thuộc vào loại thuốc. Lượng thuốc bảo vệ thực vật chưa phân hủy hết còn trong rau gọi là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Nếu dư lượng vượt mức cho phép sẽ không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, gây độc cho người tiêu dùng.

Kiểm soát dư lượng thuốc BVTV

Trên cây trồng khác

Cần đảm bảo đúng thời gian cách ly tối thiểu theo yêu cầu trên tem nhãn thuốc BVTV.

Nguyên nhân dư lượng thuốc BVTV vượt mức cho phép chủ yếu do:

  • Phun thuốc quá gần ngày thu hoạch nên thuốc chưa phân hủy hết.
  • Phun lượng thuốc quá nhiều, quá nồng độ quy định.
  • Sử dụng thuốc có độ độc cao, chậm phân hủy.
  • Sử dụng các loại thuốc cấm sử dụng trên.

3. Dư lượng kim loại nặng:

Các kim loại nặng như Asen (As), chì (Pb), thủy ngân (Hg), Cardimi (Cd)… khi chúng tồn dư vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm sẽ nguy hại sức khỏe cho người tiêu dùng và có thể dẫn đến gây ung thư.

Nguyên nhân làm cho dư lượng các kim loại nặng trên cao chủ yếu do:

  • Đất trồng bị ô nhiễm.
  • Sử dụng phân rác có chứa kim loại nặng.
  • Sử dụng nguồn nước thải của các khu công nghiệp bị ô nhiễm chứa kim loại nặng để tưới.

4. Các vi sinh vật có hại:

Các vi sinh vật có hại như trứng giun, các vi khuẩn E.coli, Samonella… là các tác nhân gây bệnh đường ruột, thiếu máu, ngoài da cho con người.

Trên rau xanh ăn trực tiếp, các vi sinh vật có hại sẽ dễ dàng nhiễm vào cơ thể người.

Nguyên nhân là do:

  • Sử dụng phân hữu cơ chưa qua ủ hoai bón trực tiếp.
  • Dùng phân tươi hoặc nguồn nước ô nhiễm tưới trực tiếp.
  • Sau khi thu hoạch vận chuyển, bảo quản không hợp vệ sinh và đúng yêu cầu kỹ thuật.