Các loại sâu hại trên cây ớt

Rầy mềm hại ớt

Rầy mềm
  • Rầy mềm hút chất dinh dưỡng từ cây ớt, gây suy yếu cho cây. Từ đó, làm giảm khả năng sinh trưởng và phát triển của nó. 
  • Rầy mềm vật chủ truyền nhiễm các loại vi khuẩn và virus gây bệnh cho cây ớt. Khi chúng tấn công cây, rầy mềm có thể truyền các tác nhân gây bệnh từ cây này sang cây khác, gây ra sự lây lan nhanh chóng của bệnh trong khu vực trồng trọt.
  • Rầy mềm tấn công cây ớt có thể làm giảm sản lượng hoa và quả. Chúng xâm nhập vào cuống hoa và quả, khiến chúng bị biến dạng, không phát triển đầy đủ. 

Nhện đỏ

Nhện đỏ hại ớt
  • Nhện đỏ có kích thước nhỏ, thường chỉ khoảng 0,5 – 1 mm khi còn ấu trùng và khoảng 1 – 1,5 mm khi trưởng thành.
  • Nhện đỏ có một vòng đời đầy đủ, bao gồm trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Thời gian từ trứng đến trưởng thành kéo dài khoảng 2 – 4 tuần, tùy thuộc vào điều kiện môi trường và thời tiết.
  • Nhện đỏ sống bám vào lá cây và hút chất lỏng từ lá. Chúng tạo ra các sợi mạng nhện nhỏ trên cây ớt, tạo nên một mạng lưới rối rắm.

Nhện trắng

Nhện trắng hại ớt
  • Nhện trắng phát sinh trong điều kiện độ ẩm và nhiệt độ không khí cao.
  • Nhện Trắng thường thích tấn công phần vỏ trái non, lá.
  • Khi bị gây hại, bề mặt vỏ trái sẽ mất đi màu xanh, phát triển không đều, gần giống như triệu chứng da cám.
  • Trái có thể bị biến dạng, ngưng phát triển và rụng.

Sâu đục quả

Sâu đục quả hại ớt
  • Sâu đục quả ớt thường gây hại khi ớt đang trong giai đoạn ra hoa và đậu trái non. Chúng rất thích trái xanh và đục vào từ cuống, đục đến đâu là đùn phân ra đến đó, thường thì lỗ bị sâu đục rất gọn gàng.
  • Trái non bị sâu đục thường bị rụng sớm, các quả lớn bị hại không còn nguyên vẹn và giảm giá trị. Ngoài trái, sâu còn tấn công cả chùm hoa và cành mang hoa gây ảnh hưởng lớn đến năng suất.

Bọ phấn trắng

Bọ phấn trắng hại ớt
  • Bọ phấn trắng phát sinh và gây hại trên nhiều loại cây trồng như ớt, cà chua, khoai tây, cà tím, dưa leo, khổ qua, bầu bí, đậu…
  • Thời tiết khô và ít mưa thích hợp cho bọ phấn trắng phát sinh phát triển.
  • Bọ non và trưởng thành chích hút nhựa ở đọt và lá non, lá bị hại có đốm hoặc biến màu vàng. Bọ tiết dịch bài tiết tạo môi trường cho nấm muội đen phát triển làm giảm quang hợp. Mật số bọ cao, lá bị khô héo, chết cây.
  • Bọ phấn còn là môi giới truyền Virus gây bệnh khảm xoăn lá.

Rệp hồ đào hại ớt

Rệp hồ đào
  • Rệp gây hại với số lượng lớn sẽ khiến cho lá cây ớt bị vàng, khố lá, cây sinh trưởng kém.
  • Trái bị biến dạng, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của vụ mùa.
  • Rệp còn lây bệnh khảm cho cây ớt, làm cho cây ớt bị còi cọc, không phát triển. Nếu không được xử lý kịp thời thì rầy sẽ lây lan cho cả vườn.

Ruồi đục lá ớt

Ruồi đục lá
  • Ruồi đục lá đục ăn mô lá làm giảm khả năng quang hợp, làm cho cây cằn vàng, cằn cỗi, lá rụng sớm đẫn đến làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm. Ngoài ra vết thương của lá giòi đục sẽ tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn sâm nhập phát sinh và phát triển gây hại làm rụng lá, chết cây. Sự gây hại của chúng rất nghiêm trọng, làm giảm hiệu quả kinh tế trong trồng.
Vết đục lá