Nấm xám có tên khoa học là Fusarium guttiforme. Nấm xám gây hại tới tất cả các bộ phận của cây dứa nhưng gây hại lớn nhất là đến trái. Chúng làm giảm khả năng phát triển của cây dứa, dẫn đến năng suất thấp. Cây dứa bị nhiễm nấm xám sẽ không thể phát triển bình thường, ảnh hưởng đến sự ra hoa và kết trái. Trái dứa bị nhiễm nấm xám thường có chất lượng kém, dễ bị thối rữa và mất giá trị thương phẩm.
Sau đây, AVN sẽ hướng dẫn bà con cách nhận biết cây dứa bị nấm xám tấn công và cách phòng trị.
Triệu chứng cây dứa bị nhiễm nấm xám

Giai đoạn bệnh mới chớm xuất hiện rất khó để phát hiện ra dấu hiệu bệnh. Khi có biểu hiện rõ ràng, bệnh đã khá nghiêm trọng:
Trên lá:
Cây bị nấm xám tấn công thường có lá chuyển màu vàng nhạt hoặc vàng cam. Một thời gian sau chuyển sang màu nâu hoặc xám. Các vết bệnh thường thối mềm, bắt đầu từ phần gốc lá hoặc các cạnh lá.
Trên thân và trái:
Cây dứa bị nhiễm nấm có thể có phần thân hoặc trái bị thối, chuyển sang màu nâu hoặc xám. Những vết bệnh trên trái thường bị mềm nhũn, trái trở nên biến dạng.
Khi cây dứa bị nhiễm nấm xám nặng, cây dứa có thể bị héo, chết khô do nấm xâm nhập vào mô cây làm tắc nghẽn hệ thống dẫn nhựa.
Cách phòng trừ nấm xám hại dứa

Nấm xám sinh trưởng và gây hại trên cây dứa trong điều kiện thời tiết ấm và ẩm. Bệnh dễ xuất hiện trên ruộng dứa dày, không được chăm sóc. Nấm xám có thể tồn tại lâu trong đất trong đất, tàn dư cây bệnh và hạt giống nhiễm bệnh chưa được xử lý nên bà con có thể phòng nấm xám tấn công dứa như sau:
– Sau mỗi vụ thu hoạch nên dọn sạch tàn dư trên ruộng.
– Chọn giống từ các ruộng sạch bệnh, xử lý cây giống với thuốc BVTV trước khi gieo trồng.
– Trồng dứa với mật độ khuyến cáo của trung tâm khuyến nông địa phương.
– Chăm bón dứa đúng kỹ thuật, bón phân cân đối.
– Xây dựng hệ thống thoát nước tốt cho vườn dứa. Tránh để vườn dứa quá ẩm sẽ tạo điều kiện cho nấm xám phát triển.
– Cắt tỉa, bỏ những cây có dấu hiệu bệnh và tiêu hủy chúng.
– Khi cây dứa nhiễm nấm, bà con có thể sử dụng thuốc BVTV chứa hoạt chất Metalaxyl + Mancozeb để phun trừ.