Cách trị đuông dừa hiệu quả

 Đuông dừa có tên khoa học là Rhynchophorus ferrugines. Nó là một trong những đối tượng dịch hại đặc biệt nguy hiểm đối với cây dừa. Với sức tàn phá lớn, đuông dừa không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng mùa vụ mà nguy hại hơn, nếu không phát hiện kịp thời, cây dừa có khả năng chết rất cao.

Tác hại của đuông dừa

Đuông là ấu trùng dạng sâu non của một số loại bọ cánh cứng. Chúng thường sinh sống trong cổ hũ cây dừa, phần mềm bên trong ngọn của cây dừa hoặc các cây cùng họ khác như chà là, cau, đủng đỉnh…

Đuông dừa rất chúng phổ biến ở vùng Nam Bộ và Nam Trung Bộ nước ta. Đặc biệt gây hại trên cây dừa tơ từ 2-5 năm tuổi. Có thời điểm, chúng gây hại làm chết cả vựa dừa lớn.

Đuông thường tấn công các cây dừa tơ

Đuông được nở ra từ và lớn dần lên nhờ ngày đêm ăn cổ hũ dừa. Chúng tấn công dựa vào những vết thương cơ học hoặc do kiến vương gây ra. Đuông còn thích đẻ trứng ở các vết nứt của gốc dừa và rễ dừa trồi lên mặt đất. Chúng gây hại cho đến khi xuyên thủng ngọn dừa làm cây dừa kiệt sức rồi úa tàn dần đến chết. Khi đuông dừa sinh trưởng mạnh sẽ khiến đọt dừa thối ngã ngang. Lúc này, áp tai vào thân dừa sẽ nghe tiếng rì rầm của chúng ở bên trong.

Vì đuông dừa hoạt động sâu bên trong nên rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Khi cây có biểu hiện rõ thì thường là đã bị gây hại nặng. Tuy nhiên, bà con quan sát kỹ cũng có thể phát hiện sớm một số vết như: lỗ đục trên thân dừa từ những lỗ đục này chảy ra chất nhựa màu nâu đỏ và những xơ do đuông đùn ra. Khi lá non héo, có tiếng động từ thân cây ấy là lúc cây bị tấn công nghiêm trọng

Đặc điểm sinh thái của đuông dừa

Đuông dừa

Đặc điểm sinh thái của đuông dừa theo từng giai đoạn như sau:

+ Trứng: màu trắng sữa, bóng, dài 2,5 mm. khoảng 3 – 4 ngày trứng sẽ nở ra ấu trùng.
+ Ấu trùng: dài 40 – 50 mm, cơ thể màu trắng, đầu màu nâu đỏ, gồm 13 đốt, không có chân, miệng cứng rất phát triển, cuối đuôi dẹp và có nhiều lông trắng.
+ Nhộng: ban đầu có màu trắng sữa sau đó chuyển sang màu nâu, dài khoảng 35 mm.
+ Trưởng thành: Trở thanh loài bọ cánh cứng có kích thước tương đối lớn. Bọ có thân dài 25 – 30 mm, rộng 10 – 15 mm. Toàn thân màu nâu đỏ. Phía đầu có một vòi dài, cong. Đầu và vòi chiếm 1/3 chiều dài thân. Cánh cứng có 6 sọc lõm chạy dọc và 3 sọc mờ, cánh không che hết bụng.

Phòng trị đuông dừa như thế nào?

Để phòng trị đuông dừa hiệu quả, bà con nên áp dụng  nhiều biện pháp tổng hợp với nhau, cụ thể:

– Chặt bỏ, tiêu hủy hoàn toàn những cây dừa bị đuông gây hại.

– Trám kỹ các vết thương và hạn chế gây ra các vết thương cơ giới trên cây dừa để tránh tạo điều kiện cho đuông và kiến vương xâm nhập.

– Khi phát hiện dừa mới bị đuông tấn công, có thể sử dụng thuốc BVTV chứa Fipronil 3g, Diazinon 10%… rồi rót vào các lỗ đục của đuông. Thuốc sâu sẽ ngấm vào thân cây giết chết đuông con. Sau 1-2 ngày kiểm tra, nếu không còn nghe tiếng ăn là đuông đã chết.

– Ngoài ra, bà con có thể dùng một số loại thuốc trừ sâu dạng hột dùng vải mùng túm thành túi nhỏ và đặt lên đọt dừa để đuông ăn phải.