Cỏ đuôi phụng (hay còn gọi là cỏ lông công) là một loài cỏ dại hàng năm, cỏ đuôi phụng có tên khoa học là Leptochloa sp. Cỏ đuôi phụng thường sống bám dưới nước, mọc thành từng khóm có chiều cao từ 30-100cm. Cây đuôi phụng có phiến lá dẹt, nhỏ, nhọn, lá thìa dài từ 1-2cm, chẻ sâu nhiều thùy giống lông, hoa có màu đỏ hoặc tím dài từ 2,5-3cm.
Cây cỏ đuôi phụng có hạt dễ rụng, miên trạng hạt có thể thay đổi và lưu lại trên đất trong thời gian dài. Chính vì vậy, hạt cỏ đuôi phụng thường rất dài, có khả năng gây hại cho đến cả mùa sau
Đặc điểm phát sinh gây hại
Cỏ đuôi phụng là cỏ ưa thích nơi đất ẩm, nhiều ánh sáng, giầu đạm nên loài cỏ này thường phát triển nhiều trong ruộng lúa (đôi khi cũng có mặt ở những chỗ ẫm trên ruộng cây trồng cạn). Tuy nhiên, hạt cỏ đuôi phụng khó nẩy mầm trong điều kiện bị ngập nước, nên chúng ít hoặc không xuất hiện ở những chỗ đất bị ngập nước liên tuc.
Đất ẩm là điều kiện thuận lợi cho hạt cỏ này nẩy mầm, vì thế những chỗ đất cao trong ruộng lúa, những ruộng lúa sạ (phải cạn nước vài ngày sau sạ) thường là những ruộng bị đuôi phụng gây hại nhiều hơn những ruộng khác. Những vụ lúa không chủ động nước, vụ lúa bị thiếu nước ở đầu vụ, hoặc phải sạ chay (vụ hè thu, vụ xuân hè ở Nam bộ…), những vùng cao (trung du, miền núi), nơi đất cao… khó giữ nước, cũng thường là những vụ, những vùng bị cỏ đuôi phụng gây hại nhiều hơn.
Cỏ đuôi phụng là loài cỏ có khả năng sinh trưởng mạnh, cạnh tranh với cây lúa rất mạnh về dinh dưỡng, nước và ánh sáng, dễ gây thất thu rất lớn cho năng suất lúa.
Cỏ đuôi phụng có khả năng đẻ nhánh mạnh, trỗ hoa quanh năm, thời gian sinh trưởng ngắn so với lúa, nên hạt cỏ chín trước lúa và rụng trở lại ruộng trước khi lúa được thu hoạch. Từ một cây cỏ ở đầu vụ lúa, đến cuối vụ có khả năng sinh sản hàng trăm hạt nên tốc độ tích lũy của chúng rất nhanh. Nếu không phòng trừ tốt, chỉ vài vụ là đuôi phụng có thể mọc dày đặc trên ruộng, rất khó khăn cho công tác phòng trừ sau này.
Biện pháp phòng trị
Biện pháp canh tác
- Xử lý đất trước khi gieo sạ: bà con nên thu gom rơm, rạ tàn dư của mùa trước, các cây cỏ đuôi phụng còn sót lại trên ruộng để tránh cỏ đuôi phụng tiếp tục sinh sôi trong mùa vụ mới và tiến hành cày lật đất để hạn chế mầm mống gây hại cho cây lúa trước ngày gieo sạ khoảng 20-25 ngày. Bà con nên chú ý xử lý đất kĩ để bề mặt ruộng được bằng phẳng, có thể thoát nước tốt và nên bón lót đầy đủ theo quy trình để lúa sau khi gieo sạ có thể phát triển tốt
- Bà con nên ưu tiên sử dụng các giống lúa xác nhận rốt, sạch cỏ dại, tỉ lệ nảy mầm cao. Trước khi gieo sạ cần xử lý và ngâm ủ giống để loại bỏ các hạt kém chất lượng và hạt cỏ đuôi phụng
- .Quản lý và điều tiết tốt mực nước trên đồng ruộng để lúa phát triển trong các điều kiện thích hợp với từng giai đoạn sinh trưởng và hạn chế cỏ đuôi phụng phát triển
- Sử dụng thuốc trừ cỏ đuôi phụng để diệt trừ sớm mầm cỏ, ngăn không cho cỏ đuôi phụng phát triển trên đồng ruộng. Bà con nên chú ý sử dụng đúng loại thuốc đặc trị cỏ đuôi phụng và sử dụng thuốc diệt cỏ đuôi phụng vào đúng thời điểm và đúng liều lượng khuyến cáo để tránh làm ảnh hưởng đến cây lúa.
Biện pháp hóa học
Sử dụng thuốc trừ cỏ phù hợp theo hướng dẫn trên tem nhãn.