Các loại thiên địch của Rầy nâu, rầy xanh, rầy lưng trắng

Trong sản xuất nông nghiệp sinh thái, các biện pháp canh tác như luân canh, trồng khoảng cách phù hợp, dùng các loại lưới ngăn chặn, phơi ải, sử dụng các loại thiên địch… sẽ đảm bảo cho cây trồng không bị các loại sâu hại tấn công.

Rầy lưng trắng

Đối với các loại rầy mà phổ biến như rầy nâu, rầy xanh, rầy lưng trắng thì các loại thiên địch phổ biến được liệt kê như dưới đây, chúng gồm các nhóm như nhóm côn trùng ăn thịt, nhóm ký sinh và nhóm nấm phát triển trên côn trùng.

Côn trùng ăn thịt

Nhện ăn thịt (Lycosa Pseudoannulata)

Chúng có thể được bắt gặp rất nhiều trên đồng ruộng, chúng tấn công rầy rất nhanh. Mỗi ngày, một con nhện trưởng thành có thể ăn thịt từ 5-15 con rầy. Ngoài rầy chúng còn có thể tiêu diệt nhiều loại sâu hại khác như bướm của loài sâu thuộc Bộ cánh phấn.

Nhện ăn thịt rầy

Nhện lùn (Atypena Formosana)

Loại này cực nhỏ, có thể có đến 30-40 con trong 1 bụi lúa. Chúng kép mạng ở gần gốc lúa, di chuyển chậm và bắt rầy khi chúng bị mắc vào mạng. Một con nhện có thể ăn 4 – 5 con rầy/ngày.

Nhện ăn rầy

Bọ rùa

Bọ rùa đỏ

Bọ rùa như bọ rùa đỏ (Micraspis sp.), bọ rùa vàng (M.crocea), bọ rùa 6 chấm (Menochilus sexmaculatus), bọ rùa 8 chấm (Harmonia octomaculata). Các loại bọ rùa này cơ thể nhỏ bằng nửa hạt đậu xanh. Bọ rùa trưởng thành hay ấu trùng bọ rùa đều ăn được trứng, rầy cám và rầy trưởng thành. Mỗi con bọ rùa có thể ăn từ 5 đến 10 con rầy/ngày.

Bọ xít mù xanh

Bọ xít mù xanh (Cyrtorhinus lividipennis), chúng tìm trứng rầy ở bẹ lá và thân lúa, sử dụng vòi hút khô trứng, một ngày một con bọ xít xanh có thể ăn 7 – 10 trứng, 1 – 5 con rầy.

Bọ xít mù xanh


Bọ xít nước (Mesovelia vittigera và M. douglasi atrolineata)

Chúng có cơ thể rất nhỏ và sinh sống trên mặt nước. Cả con trưởng thành và ấu trùng đều có thể ăn rầy cám. Một ngày một con bọ có thể ăn 5 – 7 con rầy cám khi chúng rớt xuống mặt nước.

Bọ xít nước diệt rầy

Côn trùng ký sinh

Ong ký sinh trứng rầy như Anagrus optabilis, A.flaveolus, Oligosita naias, Gonatocerus spp. … chúng là loại ong cực nhỏ, khó phát hiện bằng mắt thường, sống ở tán lúa. Chúng bay khắp ruộng tìm trứng rầy, sau đó dùng vòi chích và đẻ trứng của chúng vào phía bên trong trứng rầy, làm trứng rầy bị ung, không nở được. Một con ong có thể ăn 2-8 trứng rầy mỗi ngày, thậm chí có loại tiêu diệt từ 15 – 30 trứng.

Ong ký sinh trứng rầy

Các loại nấm trên sâu bệnh

Nấm gây bệnh cho rầy như Hirsuytella citriformis, Erynia delphacis, Beauveria bassiana… các loại nấm này khi xâm nhập vào con rầy sẽ phân hủy thịt rầy thành thức ăn cho chúng. Những loài nấm này, có lúc diệt đến 90-95% rầy trên ruộng lúa.

Nấm ký sinh diệt sâu bệnh