Các biện pháp sinh học trong phòng trừ sâu bệnh

Tổ chức đấu tranh sinh học quốc tế đã định nghĩa: “Biện pháp sinh học là việc sử dụng những sinh vật hay các sản phẩm hoạt động sống của chúng nhằm ngăn ngừa hoặc làm giảm bớt tác hại do các sinh vật hại gây ra”.

Như vậy, biện pháp sinh học là hoạt động của con người nhằm sử dụng các sinh vật sống hoặc các tác nhân sinh học để phòng trừ dịch hại. Nó cũng bao gồm việc bảo vệ và tăng cường hoạt động của các loại thiên địch trong tự nhiên.

Côn trùng có lợi

Trên đồng ruộng cây lương thực có rất nhiều loài thiên địch như: Nhện chúng ăn hoặc gây bệnh những loài sâu bọ gây hại; Ong cự ký sinh sâu non các loài sâu đục thân, sâu đục thân 5 vạch màu nâu và sâu đo; Ong ký sinh hình đèn lồng ký sinh sâu cuốn lá non, sâu đo xanh và sâu đục thân hai chấm; Kiến ba khoang ăn sâu sâu cuốn lá, rầy nâu hại lúa; Chuồn chuồn kim; Muồm muỗm ăn sâu đục thân, bọ rầy; Bọ đuôi kìm diệt sâu non sâu đục thân, sâu cuốn lá; Bọ cánh cứng ba khoang tấn công ổ sâu cuốn lá và các loại sâu non bộ cánh vảy.

Các loại thiên địch này sử dụng nguồn thức ăn chính là sâu hại do đó có tác dụng kìm hãm mật độ sâu hại một cách đáng kể. Thiên địch đã có sẵn trong tự nhiên và được bảo vệ bằng cách không phun thuốc Bảo Vệ Thực Vật lên đồng ruộng.

Các hoạt động trong biện pháp sinh học:

Bảo vệ và tăng cường hoạt động của thiên địch sẵn có

Bảo vệ thiên địch tránh bị độc hại do hoá chất Bảo Vệ Thực Vật bằng cách hạn chế tối đa việc phun thuốc, chỉ sử dụng thuốc có tính độc thấp, thuốc có nguồn gốc sinh học và tiến đến không sử dụng thuốc trừ sâu trên đồng ruộng.

Bọ rùa

Tạo nơi cư trú cho thiên địch: để cỏ và trồng cây họ đậu trên bờ ruộng, làm các bờ rạ cho thiên địch ẩn nấp hoặc trồng những bờ hoa để thu hút các loài trưởng thành tập trung ngay trên bờ ruộng.

Các kỹ thuật canh tác giúp duy trì và phát triển thiên địch: luôn giữ mực nước ruộng, gieo sạ mật độ thích hợp, biện pháp hợp lý.

Nhập nội các thiên địch mới

Hoạt động này thường được sử dụng trong những trường hợp sâu hại từ nước ngoài du nhập vào, chưa có các thiên địch đủ sức khống chế ở trong nước.

Ở Việt Nam người ta đang tìm cách nhập nội thiên địch của ốc bươu vàng từ Nam Mỹ vì ốc bươu vàng được đưa vào Việt Nam với mục đích thương mại, không được kiểm dịch nên trong thời gian qua đã gây hại mạnh do không có thiên địch của ốc bươu vàng ở trong nước.

Nuôi nhân và lây thả thiên địch trên ruộng

Kỹ thuật này được áp dụng với các loại ký sinh chuyên tính hẹp. Khi được thả trên ruộng, ký sinh sẽ tìm đên vật chủ ưa thích của chúng để tiêu diệt. Việc lây thả được tiến hành nhiều lần trong vụ, vào những thời gian thích hợp để ngăn chặn sự bùng phát của sâu hại.

Ví dụ của kỹ thuật này là dùng ong mắt đỏ Trichogramma, ong được nuôi nhân trong phòng thí nghiệm, rồi được đem thả trên ruộng với một mật độ 100.000 con/ha để trừ sâu đục thân và cuốn lá vì ong mắt đỏ ký sinh mạnh trên trứng của hai loại sâu trên.

Thả bọ đuôi kìm trên ruộng rau để diệt sâu.

Bọ đuôi kìm

Sử dụng các chế phẩm sinh học

Phần lớn các chế phẩm sinh học có nguồn gôc VSV như: nấm, vi khuẩn, virus, nguyên sinh động vật.

  • Các chế phẩm từ nấm như: Beauveria và Metarhizum đang được thử nghiệm ở nước ta để trừ rầy nâu, châu chấu và một số sâu hại khác.
  • Các chế phẩm từ vi khuẩn phổ biến nhất hiên nay là BT (Bacillus Thurigiensis) dùng để trừ sâu non bộ cánh phấn như: sâu tơ, sâu keo da láng.
  • Các chế phẩm từ virus đang được sử dụng trừ sâu rất có hiệu quả, đặc biệt là các virsus nhân đa diện (NPV). Chúng được phân lập từ kí chủ bị chết, nhân lên trong phòng thí nghiệm để tạo thành chế phẩm NPV, có tác dụng cao để trị sâu xanh hại bông, sâu tơ bắp cái, sâu khoang, sâu keo da láng.
  • Chế phẩm từ tuyến trùng và nguyên sinh động vật cũng đang được ngiên cứu sử dụng như tuyến trùng Romanomermis Spp để trừ ruồi đục nõn, sâu năn và ruồi đục lá hại lúa, tuyến trùng Neoplecta Spp để trừ sâu tơ, sâu keo da láng.

Sử dụng Pheromone và Hormone điều hoà sinh trưởng côn trùng

Pheromone là chất tiết ra từ côn trùng và nhện để trao đổi thông tin giữa các cá thể cùng loài. Phổ biên nhất là Pheromone hấp dẫn sinh dục được tiết ra từ con cái để quyến rũ con đực đến giao phối và Pheromone hội đàn do các cá thể tiết ra để gọi nhau tìm kiếm thức ăn hoạc giao phối. Các hợp chất tổng hợp tương tự như Pheromone đã được dùng trong phòng trừ sâu hại với mục đích là bẫy dẫn dụ giết các con đực. Làm bẫy để theo dõi sự phân bố và hoạt động của côn trùng trong công tác dự tính dự báo.

Hormone là chất điều hoà sinh trưởng có trong cơ thể sinh vật. Cơ chế tác động của các chất điều hoà sinh trưởng côn trùng là làm cho trứng phát triển không bình thường (không nở hoặc bị chết sau nở), sâu non không hoá thành nhộng và trưởng thành được, một số có thể hoá trưởng thành nhưng không sinh sản được.

Kĩ thuật diệt sinh

Kỹ thuật này dựa trên phương pháp xử lý phóng xạ các con đực (ở giai đoạn nhộng hoặc cuối giai đoạn ấu trùng) làm chúng mất khả năng sinh sản. Các con đực đã bị diệt sinh, khi thả ra ngoài ruộng với số lượng đủ lớn, sẽ cạnh tranh với các con đực khác trong tự nhiên khi giao phối với con cái, làm trứng không được thụ tinh và không nở được.

Phổ biến nhất của phương pháp này là thả các loại muỗi gây bệnh sốt xuất huyết đực ra môi trường để làm cho muỗi cái đẻ trứng không nở được, kết quả là làm giảm dịch trên diện rộng.