Bệnh chết héo cây con (chết yểu cây con)

Chết héo cây con còn được nhắc đến với nhiều cái tên khác như bệnh chết yểu cây con, bệnh lở cổ rễ, héo tóp thân…

Nguyên nhân

Bệnh do các loại nấm Pythium, Rhizoctonia solani, Phytophthora, Fusarium, Aphanomyces,… gây ra.

nguyên nhân do nấm

Giai đoạn hạt giống và cây con 2 lá mầm, đặc biệt những cây yếu ớt rất dễ bị nấm bệnh tấn công, nhất là trong điều kiện thời tiết bất lợi.

Nhận biết bệnh hại

Nấm gây hại cổ rễ cây con chỗ giáp mặt đất, vết bệnh có màu nâu đen, bệnh tấn công làm cổ rễ teo tóp lại và thối cổ rễ, lá vẫn còn xanh sau héo dần, cây ngã ngang và chết.

Điều kiện phát sinh, phát triển

  • Bệnh thường phát sinh gây hại chủ yếu ở giai đoạn cây con.
  • Bệnh thường phát sinh phát triển trong các vùng trồng lạc và các cây rau màu.
  • Hạt giống, cây giống mang mầm bệnh và chưa được xử lý trước gieo trồng.
  • Đất trồng có nhiều tàn dư bệnh vụ trước, đất ít mùn và  thấp trũng, ẩm ướt, và có nhiều loài sâu hại sống trong đất như bọ nhảy sọc cong thì bệnh cũng dễ phát sinh phát triển mạnh.
Gốc héo trong khi lá còn xanh

Biện pháp phòng trị

  • Vệ sinh đồng ruộng, cày phơi đất và xử lý đất, thu gom và tiêu hủy các tàn dư thực vật trước khi gieo trồng.
  • Luân canh với các loại cây trồng khác họ, điều này sẽ giúp ngăn chặn không chỉ nấm mà còn các loại sâu bệnh do ký chủ thay đổi.

Khi phát hiện bện có nguy cơ vượt tầm kiểm soát, hãy sử dụng các loại thuốc đặc trị nấm, tuân thủ nguyên tắc 4 đúng trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Phun lại lần 2 sau 5-7 ngày nếu bệnh đã nặng. Chú ý do tác nhân gây bệnh ở trong đất nên cần phun kỹ ướt đẫm lá và gốc cây.