Bệnh chết cây con trên ớt
Cây con
Cổ thân bị úng và teo tóp lại, cây bị ngã ngang nhưng lá vẫn còn xanh tươi, sau đó mới héo lại. Bệnh thường tấn công mạnh vào 5-10 ngày sau khi gieo.
Cây lớn
Bệnh xâm nhiễm ở thân, nhất là ở phần gốc thân, làm cho mô vỏ bị thối nâu hoặc nâu đen, viền vùng thối không đều đặn và có màu nâu đỏ, phần bệnh hơi lõm vào, sau đó thân bị nứt ra, lá héo khô rồi rụng dần. Cây bị nhiễm bệnh lá rũ có thể bị gảy, cây chậm phát triển và thường bị chết.
Bệnh được nhận diện dễ dàng nhờ vào dấu hiệu của bệnh, đó là các sợi nấm, hạch nấm của nấm gây bệnh, chúng phát triển ngay trên vết bệnh ở gốc thân, phát triển lan lên thân và vùng đất quanh gốc cây. Rễ bị thối và thường có màu nâu đỏ. Gốc cây bệnh thường có lớp sợi nấm trắng vào buổi sáng sớm.
Bệnh đốm lá ớt
Biểu biện
- Trên lá: Hình tròn có nhiều vòng màu, ở giữa là trắng, tiếp đến là vàng và ở ngoài cũng có màu nâu. Xuất hiện dấu hiệu bệnh ở mặt dưới của lá.
- Trên trái: Có màu nâu, hình dạng thon dài và thường sẽ ướt.
- Ngoài ra, mầm bệnh có dấu hiệu ngay cả trên thân và cuốn trái. Lúc bắt đầu các đốm chấm có màu xanh tái sau chuyển dần sang màu nâu.
Hậu quả
- Lá cây rụng dần, khô héo, cây cũng bị ảnh hưởng khả năng quang hợp nên dẫn đến khó phát triển.
- Trái bị hư, rụng nhiều. Giảm năng suất và sản lượng trái sau khi thu hoạch.
- Không xử lý tốt sẽ khiến vi khuẩn lây lan cả vườn và có thể ảnh hưởng cả mùa vụ sau.
Bệnh thán thư trên ớt
Bệnh gây hại trên nhiều bộ phận của cây như lá thân và quả.
- Trên lá, vết bệnh hình tròn hoặc không có hình dạng nhất định, xếp theo chiều dài của gân lá. Lúc đầu, đốm bệnh ở mặt dưới lá có màu nâu nhạt, sau chuyển màu nâu sậm, có viền đỏ, lan rộng và lõm sâu.
- Trên cuống lá và thân cây vết bệnh cũng lõm xuống tạo thành vết dọc màu nâu đen. Cây bị bệnh kém phát triển, lá vàng và rụng sớm.
- Thiệt hại nặng nhất là bệnh tấn công trên trái làm thối trái hàng loạt, đôi khi thất thu năng suất 100%. Bệnh thường gây hại trong giai đoạn đang thu hoạch. Nếu trên giống nhiễm, bệnh gây hại cả trái non, ban đầu xuất hiện những đốm tròn nhỏ có màu xanh đậm, lõm xuống, hơi ướt, sau đó vết bệnh lớn dần có hình thoi đến bầu dục, màu vàng nhạt đến trắng xám hoặc đen, bên trong vết bệnh có nhiều vòng đồng tâm nhô lên, trên đó có những chấm nhỏ li ti màu vàng.
Bệnh héo xanh ớt
Bệnh thường gây hại giai đoạn cây con trong vườn ươm đến 1 tháng sau khi trồng. Vết bệnh ban đầu là những đốm đen ở cổ rễ sau đó lan dần làm cổ rễ chỗ gần mặt đất teo tóp lại, màu nâu, thối, cây ngã gục trong khi lá non vẫn còn xanh, sau vài ngày cây khô héo.
Biểu hiện trên cây con: cổ rễ bị úng và teo tóp lại, cây bị có thể bị ngã nhưng lá vẫn còn xanh tươi, sau đó mới héo lại.
Biểu hiện trên cây lớn: bệnh xâm nhiễm ở thân, nhất là ở phần gốc thân, làm cho vỏ bị thối nâu hoặc nâu đen, phần bệnh hơi lõm vào, sau đó thân bị nứt ra, lá héo khô rồi rụng dần.
Cây bị nhiễm bệnh lá rũ có thể bị gảy, cây chậm phát triển và thường bị chết.
Bệnh khảm trên ớt
Dấu hiệu để nhận biết cây đã nhiễm bệnh vô cùng rõ rệt: lá, đọt non bắt đầu bị biến dạng có có màu xanh vàng không đều nhau, xoăn lại, co rúm, rút ngắn lại và hầu như không thể phát triển được, đồng thời thân cây cũng trở nên giòn và dễ gãy hơn.
Bệnh khảm trên cây ớt thường xuất hiện và gây hại chủ yếu trên lá non cây ớt.
Ngoài ra khi cây ớt bị nhiễm bệnh hoa và trái cũng sẽ không phát triển và dần rụng đi. Chính vì thế thông thường khi cây ớt bị mắc bệnh khảm thì tỉ lệ đậu trái rất thấp và nếu trái đậu thì cũng không đạt, kích thước nhỏ, ngắn không đạt chất lượng.