Thiên địch sâu đục thân, sâu cuốn lá: bọ đuôi kìm

Bọ đuôi kìm tên khoa học là Euborellia stali Dohrr.

Đặc điểm sinh thái

Bọ đuôi kìm thuộc họ đuôi kìm Carcinophoridae, bộ cánh da Dermaptera. Đặc điểm của loài bọ đuôi kìm là có một đôi càng sau như hình cái kẹp, dùng để tự vệ nhiều hơn là để bắt mồi. Euborellia stali màu đen bóng, giữa các đốt bụng có khoang trắng và có điểm trắng đầu đỉnh râu.

Vòng đời của loài này khoảng 67 ngày, trong đó giai đoạn trứng 6,9 ngày, ấu trùng 7 ngày, ấu trùng trải qua 3 lần lột xác với 4 tuổi.

Vòng đời bọ đuôi kìm

Bọ đuôi kìm cái có khả năng đẻ 70-100 trứng. Sức ăn của Bọ đuôi kìm rất lớn, một con Bọ đuôi kìm ăn từ 38,5 – 46,5 con rệp/ngày đêm, 6,7 con sâu đục thân/ngày đêm.

Khả năng ăn mồi nhiều nhất ở tuổi 4.

Chúng thường sống trên ruộng khô và làm tổ dưới đất ở gốc cây lúa. Con cái chăm sóc số trứng chúng đẻ, mỗi con đẻ 200 – 350 trứng. Con trưởng thành sống 3 – 5 tháng, và hoạt động chủ yếu về ban đêm.

Đặc điểm diệt trừ sâu hại

Loài bọ này chui vào các rãnh sâu đục thân đã đục để tìm sâu non. Đôi khi chúng trèo lên lá để tìm mồi sâu cuốn lá. Mỗi ngày chúng có thể ăn 20 – 30 con mồi.

Khả năng săn mồi trong hốc cây, lá cuốn

Diệt trừ sâu hại trên rau màu

Bọ đuôi kìm có tồn tại trên ruộng trồng lạc, trên các cây trồng cà, mướp đắng, cải canh ít hơn, loại bọ đuôi kìm đen (Euborllia sp) chiếm tỷ lệ 100 % và ăn nhiều loại sâu hại cây rau màu. Khả năng ăn rệp rau của bọ đuôi kìm 75 -112 rệp/1 ngày, đêm.

Bọ đuôi kìm (Euborllia sp) có một cặp kìm đặc trưng giống như cặp panh ở đuôi dùng để tự bảo vệ. Trưởng thành có thể sống vài tháng và hoạt động mạnh nhất vào ban đêm. Chúng chui vào các đường đục trong dây khoai lang để tìm sâu non. Chúng có thể ăn 20 – 30 con mồi một ngày.

Bọ đuôi kìm săn mồi nhiều

Bọ đuôi kìm có khả năng ăn 52 rệp rau, 43 sâu khoang, 50 sâu tơ tuổi nhỏ/ngày với mỗi loại thức ăn.

Với giải pháp sử dụng bọ đuôi kìm để diệt trừ sâu đầu đen sẽ giảm được chi phí đầu tư, góp phần làm giảm tác hại ô nhiễm môi trường do không phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Đây là một loài thiên địch được sử dụng rộng rãi trong canh tác hữu cơ.

Bên cạnh thực hiện các giải pháp sinh học như thả bọ đuôi kìm, thả ong ký sinh sâu đầu đen, người dân nên thường xuyên thăm vườn, kịp thời phát hiện sâu bệnh để có biện pháp xử lý hiệu quả, bảo vệ năng suất cây trồng.