Sâu và bệnh hại trên thanh long

Thanh Long là môt trong những cây ăn quả chủ lực của Việt Nam trong nước cũng như xuất khẩu, trong những năm gần đây, Thanh Long trở thành một trong những loại hoa quả tỷ đô của Việt Nam trong ngành xuất khẩu.

Nhiều người cho rằng, cây Thanh Long không có sâu bệnh hại, nhưng thực ra không phải như vậy, cây trồng nào cũng có sâu bệnh hại, do đó cần nắm bắt và tìm hướng xử lý.

Bọ xít hại thanh long

Đó là hai loài bọ xít là bọ xít xanh và bọ xít đen. Hai loài bọ xít này thường gây hại cho cây thanh long từ khi cây có nụ hoa cho đến khi hình thành quả. Chúng thường bu lại thành từng đám trên nhánh non, nụ hoa, quả non để gây hại. Cả con bọ trưởng thành và con bọ ấu trùng đều gây hại cho cây thanh long bằng cách chích hút nhựa, để lại những vết chích rất nhỏ, khi quả chín chỗ vết chích xuất hiện một chấm đen, vỏ quả sần sùi, làm mất giá trị thương phẩm. Nếu mật độ cao, gây hại nhiều mà bạn không áp dụng các biện pháp diệt trừ kịp thời thì có thể làm cho cây bị chết.

Bọ xít hại Thanh Long

Biện pháp xử lý bọ xít

  • Không trồng qúa dày, thường xuyên cắt bỏ các cành già, cành bị sâu bệnh…để vườn luôn thông thoáng hạn chế nơi trú ngụ và tác hại của chúng.
  • Thu thập và nhử nuôi kiến vàng trong vườn thanh long để kiến tiêu diệt bọ xít.
  • Dùng vợt tay để bắt bọ xít vào lúc sáng sớm hay chiều mát để bắt con trưởng thành.

Có thể sử dụng thuốc BVTV để tiêu diệt bọ xít khi mật độ lớn, tuy nhiên hoàn toàn có thể kiểm soát trước khi dịch bùng phát.

Ruồi vàng hại trái cây

Ruồi vàng là loại chuyên đi chích trái cây, và Thanh Long cũng là cây trồng bị chích hút.

Đây là đối tượng hại rất nguy hiểm đang được báo động hiện nay. Ruồi trưởng thành chích và đẻ trứng vào trái cây gây thoái hóa phần thịt quả làm quả thanh long bị thối không cho thu hoạch.

Ruồi vàng chích Thanh Long

Biện pháp phòng trị:

  • Vệ sinh vườn sạch sẽ, thu gom và tiêu hủy trái bị hỏng.
  • Thu hoạch trái khi vừa chín, tránh để trái chín quá lâu trên cây.
  • Chăm bón cây, cắt tỉa cành già và sâu bệnh.
  • Sử dụng bao trái để hạn chế ruồi tấn công.
  • Hạn chế trồng xen canh với các loại cây thu hút ruồi.

Bệnh thối đầu cành

Nguyên nhân gây hại: nấm Alternaria sp. Gây ra

Thối đầu cành

Đặc điểm:

  • Cây thanh long thường xuất hiện bệnh vàng cành, thối đầu vào mùa nắng nóng, khi thời tiết thay đổi thất thường.
  • Bệnh cũng có thể phát sinh vào đầu mùa mưa, nấm bệnh càng phát sinh mạnh mẻ khi gặp thời tiết thuận lợi như mưa nhiều hoặc khi thời tiết thay đổi.

Ngọn thanh long chuyển mầu vàng rồi mềm sau đó thối, cây tăng trưởng chậm, số cành giảm hẳn. Bệnh sảy ra vào cuối mùa hè.

Các biện pháp

  • Bón phân cần kịp thời và cân đối NPK không được bón dư đạm.
  • Sử dụng các loại phân bón là có hàm lượng Lân, canxi, magie cao… phun định kỳ
  • Trên những cành đã bị bệnh nặng (thối phần thịt lá), cần tỉa bỏ cành và tiêu hủy để ngăn ngừa sự lây lan hoặc cạo bỏ phần thịt lá bị bệnh.
  • Phun thuốc trừ bệnh gốc đồng như: Cuprous oxide hoặc Copper sulfate. Và một số thuốc trừ nấm bệnh gốc Difenoconazole hoặc Propicanazole + Difenoconazole… phun từ 1-2 lần cho đến khi vết bệnh khô.
  • Ngoài ra, có thể sử dụng một số thuốc trừ vi khuẩn gốc Kasugamycin hoặc Kasugamycin + Copper Oxychlorid hoặc Copper Oxychlorid + Streptomycin Sulfate… để phun cho cây thanh long.

Bệnh đốm nâu trên cành

Trước đây, đầu mùa mưa năm 2012, bệnh lây lan mạnh, với diện tích gần 1.000 ha, tỷ lệ nhiễm nặng từ 10% trở lên chiếm trên 80% và gây hại từ 20 – 50%.

Biểu hiện của bệnh

Bệnh đốm nâu

Ban đầu vết bệnh là những đốm nhỏ hình tròn và có màu trắng. Sau đó phát triển to dần và lồi lên màu nâu. Giống như mắt cua nên hay được gọi là đốm mắt cua. Khi bệnh trở nặng, các vết bệnh tăng lên và liên kết với nhau tạo thành từng mảng sần sùi trên bề mặt cành.

Biện pháp phòng trị

  • Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, thăm vườn thường xuyên, loại bỏ những cành, quả bị bệnh, thu gom chôn lấp, rắc vôi bột tiêu hủy, đến nay bệnh đốm nâu thanh long không còn đáng ngại.
  • Bón phân NPK hoặc các nguyên tố trung vi lượng đầy đủ, hợp lý, không bón quá nhiều đạm giai đoạn cây ra chồi làm chồi mập mạp nhưng lại dễ bị nhiễm bệnh.

Nếu trong vườn có nhiễm bệnh nặng, người dân cần hạn chế để chồi trong thời tiết mưa. Ngoài ra, các loại phân hữu cơ hoai mục hoặc phân vi sinh cần được bón thêm, giúp hệ thống rễ cây khỏe mạnh, hút dưỡng chất nhiều và khả năng tiêu diệt nguồn bệnh trong đất.