Sâu đục thân hai chấm, đặc điểm và tác hại với mùa màng

Sâu đục thân hai chấm

Sâu đục thân bướm 2 chấm hại lúa có tên khoa học là Scirpophaga Incertulas Walker, thuộc họ Ngài sáng (Pyralidae), bộ Cánh vảy (Lepidoptera). Loài sâu này được tìm thấy ở rất nhiều nơi trên thế giới như Nepal, Afghanistan, Đông Bắc Ấn Độ, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản…

Sâu đục thân bướm hai chấm là loài sâu bệnh hại lúa gây hại trong tất cả các vụ lúa và các giống lúa.

Sâu đục thân

Đặc điểm hình thái

– Trứng: Đẻ thành ổ hình bầu dục, trên mặt phủ lớp lông màu vàng nhạt, ở giữa nhô lên. Mới đẻ trứng có màu trắng, sau chuyển ngà vàng, sắp nở màu đen.

– Sâu non: đẫy sức màu trắng sữa, đầu màu nâu vàng. Chân bụng ít phát triển, móc bàn chân bụng có 28 cái xếp thành hình elip.

– Nhộng: con cái có chân sau dài hết đốt bụng 5, còn con đực có chân sau dài tới đốt bụng 8. Nhộng mới hóa có màu trắng sữa, sau chuyển màu vàng nhạt.

– Trưởng thành (bướm, ngài):

  • Ngài đực có đầu ngực và cánh trước màu nâu vàng nhạt hình tam giác; giữa cánh có một chấm đen; từ đỉnh cánh đến mép sau có một vệt xiên màu nâu đen, mép ngoài cánh có 9 chấm đen nhỏ; mắt kép, to đen.
  • Ngài cái có thân màu trắng vàng hoặc vàng nhạt, cuối bụng có chùm lông màu vàng nhạt, giữa cánh trước có một chấm đen.

Gây hại trên lúa

Lúa bị hại có lẫn các bông lúa bạc do bị sâu ăn phần thân

 Giai đoạn mạ sâu đục thân lúa đục xuyên qua bẹ lá bên ngoài, đục vào đến nõn giữa, hút chất dinh dưỡng làm cây mạ bị chết khô, nếu mạ đã lớn bị hại thì dễ bị đứt gốc khi nhổ mạ.

Cây lúa ở thời kỳ đẻ nhánh, sâu đục vào phần dưới của thân, cắt đứt tổ chức bên trong phá hại chức năng dẫn dinh dưỡng làm cho lá non trước tiên bị héo, cuộn tròn lại, có màu xanh tái sẫm, sau đó dần chuyển sang màu vàng và héo khô.

Giai đoạn lúa đứng cái – làm đòng, sâu non tập trung phá hại phía trong bẹ và đục vào ống, làm cho dảnh lúa bị khô héo và chết.

Thời kỳ trỗ bông, sâu đục vào cuống bông, cắt đứt sự vận chuyển dinh dưỡng của bông lúa, sâu tuổi nhỏ tập trung cắn nát đòng, bông lúa không trỗ hoặc nếu trỗ thì các hạt bị lép trắng, bạc bông.

Các biện pháp phòng trị

Biện pháp cơ giới

  • Vệ sinh đồng ruộng: Cày lật gốc rạ, phơi ải sau khi thu hoạch.
  • Bón phân cân đối, hợp lý
  • Dùng các biện pháp thủ công: Sử dụng bẫy đèn bắt trưởng thành, ngắt ổ trứng đem tiêu hủy.
  • Bảo vệ thiên địch sâu đục thân 2 chấm: như các loài ong ký sinh trứng: Tricchogramma japonicum; Tri. Dendrolimi mats; Tri.Chilonis…

Biện pháp hóa học

Sử dụng các loại thuốc hóa học đặc trị