Phòng trị bệnh vàng lá chín sớm trên cây lúa

Mặc dù chưa tới vụ thu hoạch nhưng nhiều ruộng lúa lại có màu vàng rực như khi lúa chín. Đặc biệt thường thấy ở những cánh đồng lúa có mật độ sạ dày, các dòng lúa có tiết diện phiến lá lớn, lá yếu khó đứng thẳng và phát triển trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều… Đây chính là biểu hiện của bệnh vàng lá chín sớm, một bệnh khá phổ biến do nấm Gonatophragmium sp gây ra.

Triệu chứng cây lúa bị vàng lá chín sớm

Biểu hiện bệnh vàng lá chín sớm ở cây lúa

Vàng lá chín sớm thường xuất hiện ở giai đoạn cây lúa đang ở thời kỳ sinh sản. Bệnh thường xuất hiện và gây hại ở giai đoạn 7-10 ngày trước khi trổ cho đến khi thu hoạch. Bệnh trực tiếp gây hại trên lá lúa hoặc trên bất kỳ lá nào trên bụi lúa.

Ban đầu, trên lá lúa xuất hiện các vết bệnh là những đốm nhỏ màu vàng nhạt tới cam nhạt, có hình bầu dục hoặc hình tròn kích thước 1-3mm.

Sau đó, các vết bệnh phát triển kéo dài dọc theo từ gân lá ra phía chóp của lá tạo thành những vệt sọc màu vàng cam. Từ đó, vết bệnh lan dần ra cả lá. Trên một lá có thể xuất hiện nhiều vết bệnh. Bệnh nặng có thể xuất hiện các vết đốm trên bẹ lá. Khi ruộng bị bệnh nặng, bà con sẽ nhìn thấy trên ruộng có màu vàng rực giống như màu lúa chín nên còn được gọi là bệnh vàng lá chín sớm. Nếu bệnh nặng có thể khiến lá chết khô.

Mặc dù cây lúa khi mắc bệnh vàng lá chín sớm có lá màu vàng song diệp lục tố vẫn có thể thực hiện chức năng quang hợp được. Do vậy, nếu cât lúa bị mắc bệnh sớm ngay ở giai đoạn đòng trổ, thì bệnh phát triển nhanh cho tới lúc sắp thu hoạch và làm cháy khô lá lúa, gây suy giảm năng suất mùa vụ.

Còn nếu bị nhiễm bệnh muộn hơn tức là khoảng từ giai đoạn trổ trở về sau, thì chỉ làm lá lúa bị vàng mà không gây cháy khô nên không làm giảm năng suất.

Bệnh vàng lá chín sớm

Phòng trị bệnh vàng lá chín sớm trên cây lúa như thế nào?

Để phòng trị bệnh vàng lá chín sớm trên cây lúa, bà con nên thực hiện các công việc sau:

– Sử dụng các giống cứng cây, khỏe, ít đổ ngã, có bộ lá dày.

– Trước khi ngâm ủ nên xử lý hạt giống để hạn chế được tình trạng mầm bệnh trên giống.

– Không nên gieo sạ lúa quá dày, mật độ sạ khoảng 120 kg/ha là hợp lý.

– Bón phân cân đối hợp lý tùy theo nhu cầu từng giai đoạn phát triển của cây lúa, tránh bón dư đạm.

– Khi cây lúa nhiễm bệnh vàng lá chín sớm, bà con tháo cạn nước trên ruộng để loại bỏ nguồn vi khuẩn và hạn chế lây lan, rải vôi bột 20-25kg mỗi công. Sử dụng thuốc trừ vi khuẩn, ngưng ngay việc bón phân đạm, tăng cường bón phân có chứa chất silic, canxi, tuyệt đối không kết hợp phun phân bón lá có chứa đạm kết hợp với thuốc trừ bệnh