Nhện đỏ gây hại trên sầu riêng

Đặc điểm của nhện đỏ

Nhện đỏ phóng to

Nhện đỏ trưởng thành gây hại sầu riêng có kích thước rất nhỏ (0,3 – 0,4mm), toàn thân màu cam hoặc đỏ sậm, có nhiều lông cứng. Vòng đời ngắn nên phát triển rất nhanh về số lượng.

Nhện đỏ cái có thể đẻ trứng với số lượng lên tới 50 trứng trong vòng 2 – 3 ngày ở cả 2 mặt lá, trải qua giai đoạn sâu non đến tiền ấu trùng đến ấu trùng có màu vàng nâu và cuối cùng là thành trùng.

Nhện đẻ từng trứng trên mặt lá, trứng nhện hình tròn. Nhện non và nhện trưởng thành dùng vòi chích vào mô lá, tạo nên các vết chích nhỏ li ti. Vết chích ban đầu trắng nhạt sau chuyển sang màu vàng nhạt, khi mật độ nhện cao tạo nên nhiều vết chích, các vết chích liên kết lại thành mảng lớn, toàn bộ lá bị vàng. Nhưng có điều đặc biệt chúng lại sống và gây hại phần nhiều ở mặt trên lá sầu riêng và không làm xoắn lá như gây hại trên cây có múi.

Nhện đỏ phát triển mạnh trong thời tiết nắng nóng độ ẩm thấp, khả năng sinh sản khá cao, vòng đời ngắn. Khi bị nhiễm nặng lá chuyển màu vàng và rụng, ảnh hưởng đến khả năng ra hoa đậu trái và nuôi trái của cây sầu riêng.

Tác hại nhện đỏ gây ra trên sầu riêng

Cây sầu riêng bị dịch hại nhện đỏ

Khi nhện đỏ phát triển với mật độ cao, chúng tấn công cả những chồi non khiến cho cây chậm lớn, cành lá khô dần đi và chết.

Ở những cây mới đậu quả, nhện đỏ xuất hiện sẽ khiến quả bị vàng, khô sạm và nứt ra khi lớn, không thể ăn được. Hoa bị nhện đỏ tấn công sẽ bị teo và rụng đi. Không những vậy, nhện đỏ còn truyền bệnh virus nguy hiểm cho cây.

Khi bị hại nặng, lá non thường nhỏ và xoắn lại, gân lá nổi gồ lên, vết cạp hút để lại những chấm nhỏ li ti, lá có màu vàng bạc và bị rụng, trái chậm lớn, cây còi cọc, kém phát triển, khô và chết. Nếu mật số cao nhện cũng gây hại trên vỏ trái làm vỏ sần sùi, màu vỏ xấu.

Thời tiết càng nắng nóng hay càng khô hạn thì vòng đời của nhện đỏ càng rút ngắn khiến cho mật số nhện tăng nhanh và gây hại nặng hơn.

Biện pháp phòng trị nhện đỏ

Nhện đỏ

Biện pháp cơ giới

Cắt tỉa cành tạo vườn thông thoáng, không trồng dày

Bón phân cân đối, bón tập trung để đọt non ra đồng loạt

Mùa nắng nên thường xuyên tưới nước lên tán lá tạo ẩm độ cao.

Nhện đỏ rất sợ nước, vì nó không có khả năng bám dính. Vì thế có thể dùng vòi xịt nước áp suất cao để xịt rửa vườn. Việc này sẽ giúp hạn chế đến 60% mật độ nhện đỏ có trong vườn.

Biện pháp hóa học

Sử dụng các loại thuốc đặc trị nhện như thuốc có thành phần hoạt chất Abamectin, sử dụng theo khuyến cáo của chuyên gia hoặc theo thông tin trên tem nhãn.

Các loại thuốc đặc trị nhện đỏ