Nhận diện sâu đục quả (trái) hại hồng xiêm và phòng trừ

Hồng xiêm là một loại cây trồng phổ biến ở miền Bắc, quả ngọt, thơm – được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên hồng xiêm lại có nhiều sâu bệnh, nhiều khi không được thu hoạch vì sâu đục quả.

Hồng xiêm

Giống hồng xiêm ở miền bắc Việt Nam có vìa loại nổi tiếng: hồng xiêm Xuân Đỉnh, có nguồn gốc từ xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội; hồng xiêm Thanh Hà, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.

Sâu đục quả (alophila sp. )

  • Sâu đục quả được xem là sâu hại nguy hiểm nhất trên hồng xiêm. sâu có thể làm giảm 70 – 80% năng suất, cá biệt có những vườn ở Cần Thơ có đến 100% số quả bị sâu gây hại.
  • Sâu hại từ lúc quả nhỏ (đường kính quả 1-1,2cm) cho đến lúc thu hoạch, sâu hại mạnh nhất từ lúc quả 3-4 tháng tuổi trở đi. Vị trí đục lỗ thường là chỗ tiếp giáp giữa các quả với nhau. Sau khi chui vào trong quả sâu đục ruột quả thành những đường hầm tương đối rộng rồi ở luôn trong đó. Có con chỉ tạm trú trong ruột một thời gian ngắn rồi lại chui ra ngoài đục phá quả khác. Một con sâu có thể gây hại nhiều quả trên 1 chùm. Trong một quả thường chỉ có một con sâu, song có quả có đến 2, 3 hoặc 4 con.
  • Ở các tỉnh phía Nam sâu thường gây hại trong các tháng mùa khô đặc biệt là tháng 1, 2, 3. Những vườn hồng xiêm già cỗi, những vườn ít được chăm sóc… là những vườn sâu gây hại nặng hơn.
Hoa hồng xiêm

Biện pháp phòng trừ

Biện pháp canh tác

  • Định kỳ cắt bỏ cành già, cành khuất trong tán, cành sâu bệnh tạo cho vườn cây thông thoáng, hạn chế nơi trú ẩn của sâu trưởng thành.
  • Thu gom và tiêu huỷ những quả bị sâu hại còn sót lại trong vườn.
  • Những vườn đã quá già cỗi cho năng suất và hiệu quả tương đối thấp nên phá bỏ lập vườn mới.
  • Kiến hôi (Dolichodrus thoracicus) là loại kiến có khả năng khống chế mật độ của sâu, vì vậy nên huỷ và nuôi kiến hôi trong vườn.
Sâu đục quả hồng xiêm

Biện pháp hóa học

  • Có thể dùng các loại thuốc trừ sâu trị sâu đục quả… Liều lượng và cách sử dụng thuốc tuỳ theo hướng dẫn của người sản xuất có in trên bao bì.
  • Chú ý bảo đảm thời gian cách ly của thuốc để tránh gây độc hại cho người ăn.

Sâu bệnh khác

Ngoài sâu đục quả thì Hồng xiêm còn bị một số loài sâu khác gây hại là: Sâu đục cành, rệp hại hồng xiêm, ruồi đục quả, ngài hại lá-hoa, bệnh đốm lá-thân-cành.

Sự gây hại và nguy hiểm thấp nên không được đưa vào nội dung này.