Nhận biết ruồi đục lá hại dưa chuột

Dưa chuột không chỉ đối mặt với các loại côn trùng gây hại quả mà lá cây cũng rất dễ bị tấn công bởi ruồi đục lá. Ruồi đục lá hay còn được gọi là dòi đục lá tân công cây dưa chuột khiến cây bị rụng lá, từ đó ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây, khiến cây giảm năng suất và chất lượng quả.

Ruồi đục lá dưa chuột là côn trùng gì?

Ruồi đục lá hại dưa chuột có tên khoa học là Liriomyza Sativaza Blanchard, thuộc họ Agromyzidae, bộ Diptera. Ruồi đục lá là loài côn trùng đa thực, phổ ký chủ rộng, gây hại nhiều loài cây trồng trong đó phổ biến trên cây dưa chuột.

Vào mùa xuân, những con ruồi cái đục thủng các mô lá để đẻ trứng vào đó (2-4 ngày), chúng thường đẻ trên các mô dọc theo mép lá. Tiếp đó, ấu trùng ruồi sinh trưởng ở tầng giữa hai mặt lá (10-13 ngày). Khi ấu trùng trưởng thành (sau 5-7 ngày), chúng sẽ đục thủng lỗ ở mặt dưới lá rồi rơi xuống đất, phát triển thành nhộng. Từ nhộng sẽ tiến hóa thành ruồi trưởng thành (1-3 ngày).

Quá trình hóa trưởng thành rộ của ruồi đục lá sẽ xuất hiện vào buổi sáng, con đực thường hóa trưởng thành trước con cái. Ruồi trưởng thành có kích thước nhỏ, ruồi cái trưởng thành có thân hình và cánh dài hơn ruồi đực. Đầu ruồi được bao phủ bởi một lớp lông màu đen bóng, ruồi có dấu chấm vàng ở phần ngực, không bay được nhanh nên thường theo gió để di chuyển trên cánh đồng. Mắt của chúng kép to màu nâu đỏ, ba mắt đơn nằm ở các khu trán – chân – môi. Miệng kiểu liếm hút có hàm dưới to. Bụng con đực thường nhỏ hơn con cái có máng đẻ trứng dài và nhọn. Bộ phận sinh dục của con đực tù, ngắn và nhỏ.

Biểu hiện dưa chuột bị ruồi đục lá gây hại

Khi cây dưa chuột bị ruồi đục lá tấn công, trên vỏ lá sẽ có những đường đục uốn khúc do dòi đi qua. Trong đường đục có phân dòi màu xanh hoặc màu nâu đen. Có thể thấy chúng đục trên lá già và bánh tẻ nhiều hơn lá non.

Cây dưa chuột bị ruồi đục lá gây hại sẽ héo khô, cây yếu ớt, phát triển chậm hoặc chết nếu mật độ ruồi lớn.

Vỏ lá có những đường đục uốn khúc do dòi đi qua

Đặc điểm gây hại của ruồi đục lá dưa chuột

  • Ruồi đục lá gây hại dưa chuột từ khi cây con đến lúc thu hoạch, tỷ lệ lá bị hại tăng dần và đạt 90 – 100% vào giai đoạn cuối. Tháng 12, 1, 2, 6 và 7 tỷ lệ hại thấp hơn các tháng khác (do nhiệt độ thấp vào mùa đông và quá cao vào mùa hè so với nhu cầu sinh thái loài này).
  • Ruồi đục lớp mô lá để lại hai lớp vỏ lá. Lá bị ruồi đục lá ăn thường héo khô, , làm giảm khả năng quang hợp, khiến cây cằn vàng, cằn cỗi, và lá rụng sớm. Việc này làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng,
  • Không chỉ vậy, vết thương của lá do ruồi đục sẽ tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn xâm nhập sinh sôi và phát triển, làm rụng lá, chết cây.