Một số loại cỏ lá rộng gây hại

Cỏ dại là mối quan tâm hàng đầu của nông dân đặc biệt là trồng lúa. Hiểu biết rõ về cỏ dại, nhà nông sẽ quản lý tốt cây trồng bằng những biện pháp phòng trừ cỏ dại thích hợp, có hiệu quả, góp phần làm giảm chi phí sản xuất.

Phân loại theo đặc điểm thực vật cho thấy trên ruộng có 3 nhóm cỏ:

  • Nhóm cỏ hòa bản: cỏ có bản lá hẹp, như cỏ lồng vực, đuôi phụng, gân phụ song song với gân chính dài từ đầu lá tới cổ lá. Thân thường tròn và bọng ruột, lá mọc cách, đính trên thân theo hai hàng. Rễ thường là chùm, ăn nông. Đây là nhóm cỏ khó phòng trị do hạt cỏ dễ phát tán trong gió.
  • Nhóm cỏ chác lác: như rau bợ, cỏ xà bông…, lá hẹp nhưng ngắn hơn cỏ hoà bản, thân thường đặc ruột có góc cạnh tam giác, lá đính trên thân theo ba hàng kiểu xoắn ốc
  • Nhóm cỏ lá rộng: là các loại cỏ như cói, lác, năn… lá rộng, nằm ngang, mọc đối, mặt lá ít lông, gân lá sắp xếp theo nhiều kiểu hình khác nhau.
Cỏ lá rộng

Cùng với hòa bản và chác lác, cỏ lá rộng cũng là nhóm cỏ thường xuyên có mặt và gây hại trên ruộng lúa. Tùy theo điều kiện sinh thái của từng vùng, từng vụ lúa… mà thành phần của chúng trên ruộng lúa cũng có sự khác nhau. Tuy nhiên, có một số loài thường cùng xuất hiện trên ruộng ở nhiều vùng trồng lúa của nước ta như: Cỏ vẩy ốc (Rotala indica (Willd.) còn gọi là Luân thảo Ấn… Rau dừa nước (Ludwigia adscendens (L.) Hara) còn gọi là Rau dừa, Du long thái, Thủy long, Rồng nước… Cỏ xà bông (Sphenoclea zeylanica Gaertn.) còn gọi là cây Bồng bồng, Cỏ phổng… Rau mác bao (Monochoria vaginalis (Burm.f.) Presl)…

Cỏ không chỉ gây hại bằng cách tranh giành phân bón, ánh sáng mà còn là nơi cư trú của các loại sinh vật gây hại, mầm bệnh, sâu bọ…

Các loại cỏ lá rộng

Cỏ vảy ốc

  • Là cỏ thân thảo, hàng năm, mọc thẳng, có thể cao tới 20 cm.
  • Thân hình vuông, có nhánh màu xanh hoặc hồng.
  • Lá có phiến rộng 1,5-8 mm, hình bầu dục, mép lá cứng.
  • Hoa ra ở nách lá, có 4 cánh, dài 3 mm, có 4 lá đài dính nhau thành hình chuông, quả nang dài 1,5 mm.
  • Sinh sản bằng hạt.
Cỏ vảy ốc

Rau dừa nước

  • Là cỏ thủy sinh, đa niên, mọc bò hay mọc nổi trên mặt nước, có thể dài tới 4m.
  • Thân không có lông và sáng. Có phao nổi, xốp màu trắng, thẳng, mọc thành chùm ở lóng của thân và trên rễ.
  • Lá mọc so le, hình trứng hay hơi thuôn, gần đến cuống hơi hẹp lại, đầu tù hay hơi tròn, dài 4-6 cm, đôi khi có lông.
  • Hoa mọc đơn độc ở nách lá, có 5 cánh, màu trắng, dài 1-1,5 cm, Quả nang hình trụ dài 25 mm, trên mặt có lông, chứa  nhiều hạt nhỏ.
  • Sinh sản hữu tính (bằng hạt) và vô tính (bằng đoạn thân)
Rau dừa nước

Cỏ xà bông

  • Là cỏ thủy sinh, hàng năm, thân thảo, cao 0,3-1,5 m, thân đứng, mềm, xanh, phân nhánh.
  • Lá không có lông, phiến nhọn, cuống ngắn và hẹp dần về phía chóp lá, thon dài 10 cm, rộng 3 cm.
  • Phát hoa mọc ở phía gần ngọn, dạng hình trụ, dài 7,5 cm, rộng 1,2 cm. Hoa nhỏ, không cuống.
  • Quả nang, đường kính 4-5 mm. Hạt nhiều, màu vàng nâu, dài 0,5 mm.
  • Sinh sản bằng hạt.
Cỏ xà bông

Rau mác

  • Là cỏ hàng năm, bán thủy sinh, một lá mầm, có thể cao tới 50 cm, không có lông, màu sáng.
  • Thân thẳng đứng, nằm trong bùn, không lộ rõ. Lá bóng, có đáy tròn hay hình tim, mũi nhọn, dài 2-12,5 cm, rộng 0,5-10 cm, cuống xốp rỗng, dài 10-20 cm, phát triển từ gốc.
  • Phát hoa dạng chùm đính trên cuống đối diện với bẹ của lá bao hoa, gồm 3-25 chùm hoa màu tím hoặc cam. Cuống hoa dài 4-25 mm. Quả dài khoảng 1 cm, chia làm 3 thùy. Hạt nhiều, hình thuôn, có gân theo chiều dọc, dài khoảng 1 mm.
  • Sinh sản hữu tính (bằng hạt) và vô tính (bằng củ)   
Rau mác