Từ một loài cây ăn quả mới lạ được trồng ở các tỉnh miền Nam, tuy nhiên Sầu riêng đang nổi lên như một ngôi sao ngành nông nghiệp với doanh số xuất khẩu năm nay đạt đến 2,5 tỷ USD.
Việc trồng và chăm sóc Sầu riêng không quá khó, chỉ cần để ý nghiên cứu các kinh nghiệm, sách vở hướng dẫn, theo dõi chặt chẽ, sử dụng đúng – đủ thuốc BVTV là đạt được nhiều hiệu quả tích cực.
Và trong suốt giai đoạn phát triển cho đến khi ra hoa kết quả sầu riêng sẽ ít nhiều gặp một số bệnh theo mùa. Các căn bệnh này thường gặp và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng lẫn sức sống của sầu riêng.
Bị côn trùng phá hoại
Cây sầu riêng thường rất dễ bị các côn trùng như: vòi voi, kiến vương, bọ hung,… tấn công bằng cách đục khoét vào vỏ, thân gỗ, làm tổ,… Nó gây ra những vết thương trên thân cây khó lành làm cho cây sầu riêng bị suy kiệt.
Cào cào, sâu, bọ hại lá
Sâu, cào cào thay phiên nhau tấn công lá non vào ban đêm và ban ngày. Điều này làm cho cây sầu riêng bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong quá trình quang hợp trao đổi chất cần cho sự phát triển.
Sâu đục cành, đục quả
Sâu đục thân gỗ là một trong những nguyên nhân khiến cho cây sầu riêng bị chết khô, làm hỏng quả khi kết trái.
Bệnh nấm tảo
Bệnh nấm tảo thường xuất hiện khi vườn sầu riêng bị thiếu ánh sáng. Hoặc tán lá quá dày tạo thuận lợi cho nấm tảo tấn công.
Thán thư sầu riêng
Bệnh thán thư là một trong những bệnh gây hại nặng trên cây sầu riêng vào mùa mưa. Bệnh gây hại chủ yếu trên lá, làm lá khô cháy dần và rụng sớm, ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, khiến cây suy yếu. Một khi sầu riêng nhiễm bệnh thán thư sẽ lây lan và phát triển rất nhanh.
Nứt thân chảy nhựa
Bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng nguyên nhân chính là do nấm Phytophthora sp. gây ra. Nấm tồn tại trong đất, gây hại trên sầu riêng ở mọi giai đoạn từ lúc ươm đến khi trưởng thành và khi đang cho hoa quả. Nấm gây bệnh trên hầu hết các bộ phận rễ, thân, lá, hoa và quả
Chăm sóc cây khoa học và theo dõi cẩn thận là cơ sở đầu tiên cho một vụ mùa bội thu.