Kỹ thuật chăm sóc cây dừa xiêm lùn

Những năm qua, dừa xiêm lùn là loài cây được nhiều bà con lựa chọn canh tác. Dừa xiêm khá dễ trồng và không tốn quá nhiều công chăm sóc lại cho năng suất quả cao trong nhiều năm.

Để bà con thuận tiện trong canh tác dừa xiêm lùn và đem lại hiệu quả kinh tế lớn, AVN xin lưu ý bà con một con một số điều sau.

Lưu ý trong các khâu chăm sóc cơ bản

Tưới nước: Dừa xiêm lùn cần được tưới nước đều đặn nhất là trong mùa khô. Mỗi cây dừa xiêm lùn cần trung bình 200-300 lít nước mỗi tuần, bà con tránh tưới nước ngập quá nhiều khiến cây bị úng nước thối rễ.

Bón phân: Cây dừa xiêm lùn cần được bón phân đầy đủ để phát triển. Các loại phân hữu cơ (phân chuồng, phân vi sinh) và phân hóa học (phân đạm, phân kali, phân lân) đều cần thiết.

Mỗi cây dừa xiêm lùn cần trung bình 200-300 lít nước mỗi tuần

Để dừa xiêm lùn phát triển tốt, bà con cần kết hợp bón phân hữu cơ và phân vô cơ.

  • Bón phân hữu cơ: Định kỳ bón phân hữu cơ cho cây dừa mỗi năm 2-3 lần. Tổng lượng phân hữu cơ hoai mục cho một gốc dừa trong một năm là từ 30-50kg tùy độ tuổi của cây. Mỗi lần bón, bà con cần xới đất, tỉa dần cây trồng xen và giữ cỏ dại hợp lý để cây dừa dễ hấp thu dinh dưỡng, không bị cạnh tranh dinh dưỡng bởi cỏ, đồng thời không bị che rợp ngăn cản quá trình quang hợp quang hợp.
  • Bón phân hóa học: Theo các tài liệu nghiên cứu của Viện dầu Thực vật Việt Nam và Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh Bến Tre thì đối với cây dừa xiêm lùn vào thời kỳ kinh doanh cần bón phân với công thức theo tỷ lệ urê-Super lân-Cloruakali: 0,8kg-1.5kg-1,5kg/cây/năm và được chia làm 2 lần bón trong năm. Bà con nên bón vào đầu và cuối mùa mưa.
  • Cách bón: Mỗi lần bón đào rãnh 1/2 vòng tròn gốc và cách gốc 1,5-2 mét, sâu 0,15-0,2, rộng 0,2 mét. Bà con thực hiện bón phân vào rãnh rồi lấp đất lại, cuối cùng tưới nước cho phân tan, dễ thẩm thấu vào đất hơn.
    Cắt tỉa và vệ sinh: Bà con cần thường xuyên quan sát, cắt bỏ những lá dừa già, hư hỏng hoặc lá bị bệnh để giúp cây phát triển tốt và hạn chế sâu bệnh hại.

Các loại sâu bệnh hại phổ biến trên cây dừa xiêm lùn

Dừa xiêm lùn là loài cây bị đe dọa bởi các bệnh như thối trái, thối đọt, vàng là và các loại sâu hại như: Kiến vương, bọ dừa, đuông dừa, bọ xít trái, chuột dừa.

Để phòng và trị sâu bệnh hại cho dừa xiêm lùn, bà con cần thường xuyên thăm vườn để kịp thời phát hiện bệnh, sử dụng phương pháp phòng trị tổng hợp mới đem lại hiệu quả mà không gây hại cho người tiêu dùng.

Thu hoạch và chăm sóc sau thu hoạch

Dừa xiêm luôn có thể cho ra trái vào năm thứ 3

Dừa xiêm lùn bắt đầu ra trái từ năm thứ 3, nhưng có thể thu hoạch tốt nhất vào năm thứ 4 hoặc thứ 5. Bà con có thế thu hoạch quả sau 10-12 tháng từ khi cây dừa ra hoa. Dừa đạt thu hoạch là khi quả có màu vàng hoặc xanh đậm, trái căng tròn.

Sau khi thu hoạch, bà con cần chú ý chăm sóc để cây phục hồi và bắt đầu cho hành trình đơm hoa kết trái mới vụ tới.

Sau khi thu hoạch, cần cắt bỏ các lá dừa đã già. Vệ sinh vườn sạch sẽ, cuốc xới đất và thực hiện chu trình bón phân. Trong giai đoạn cây dừa khoảng 4-6 tuổi, hàng năm nên tổng vệ sinh cây từ 1-2 lần như: dọn dẹp tất cả các nhen, bông mo khô, tàu dừa khô dính lù xù trên cây, rọc các nhen còn dính quá chặt trên đọt để giúp lá bung nhanh, cây phát triển tốt hơn. Đây cũng là công việc cần thiết để ngăn ngừa kiến vương và đuông dừa phát triển gây hại cây dừa.