Đặc điểm sinh thái
- Châu chấu có 2 râu, ngắn hơn phần thân, đôi khi có nhiều sợi nhỏ
- Châu chấu phát ra âm thanh bằng cách cọ xát các xương đùi sau vào các cánh trước hay bụng, hoặc bằng các bật tanh tách các cánh khi bay.
- Các màng thính giác của châu chấu nằm ở các bên của đoạn bụng thứ nhất
- Các xương đùi sau dài, to khỏe, để thực hiện các động tác nhảy
- Có cánh, nhưng các cánh sau giống như màng; các cánh trước thì dai nên không được dùng để bay
- Châu chấu cái to hơn châu chấu đực, cơ quan đẻ trứng ngắn
Sinh trưởng và phát triển
Vòng đời của châu chấu khoảng 200-210 ngày
- Giai đoạn trứng: 15-21 ngày.
- Giai đoạn sâu non: 100 ngày.
- Giai đoạn trưởng thành: khoảng 3 tháng.
Con trưởng thành của châu chấu sống khoảng 3 tháng, trong đó con cái sống lâu hơn con đực. Sau khi hóa trưởng thành được 5-40 ngày thì bắt đầu giao phối, sau 10-41 ngày (trung bình trên dưới 20 ngày) bắt đầu đẻ trứng. Mỗi con cái có thể đẻ 3 ổ, mỗi ổ có 10-102 quả.
Châu chấu thường thích đẻ trứng ở đất ẩm, xốp, có nhiều cỏ dại, nhiều ánh nắng, thích đẻ trên đất cát pha.
Tại Việt Nam
Môi trường sống lý tưởng nhất của châu chấu là trên những cánh đồng lúa rộng lớn. Theo ước tính, hiện có khoảng 2.400 chi và khoảng 11.000 loài hợp lệ, phân bố rải rác khắp nơi trên thế giới, tập trung chủ yếu tại khu vực nhiệt đới.
Tại Việt Nam, châu chấu thường có 2 loại: châu chấu lúa (hại lúa, ngô, các loại thực vật ngắn ngày) và châu chấu tre (hại các loại cây lớn).
Đại dịch châu chấu
Châu chấu phàm ăn, lại đẻ nhiều lứa, mỗi lứa đẻ nhiều trứng, nên khả năng sinh sôi vô cùng lớn, nguy cơ gây hại cây cối, mùa màng là rất ghê gớm. Trên thế giới và ngay tại nước ta cũng đã nhiều lần xảy ra đại dịch châu chấu. Bởi chúng bay đến đâu là phá hoại mùa màng, ăn lá cây, ngọn lúa, gây ảnh hưởng lớn đến quần thể thực vật, ảnh hưởng đến sự sống của tất cả các sinh vật còn lại trong hệ sinh thái trên cạn.
Châu chấu non ngay sau khi nở đã bắt đầu phá hoại. Hoạt động phá hoại chủ yếu diễn ra vào ban đêm. Chúng ăn khuyết lá, lủng thành mảng chừa gân chính, cắn đứt bông lúa, gây ra lép trắng. Châu chấu cũng hoạt động mạnh vào khoảng 7-10 giờ và 16-17 giờ mỗi ngày. Châu chấu di chuyển thành bầy, liên tục ăn, giao phối và đẻ con, vì thế chúng có khả năng hủy diệt bất cứ thảm thực vật nào.
Biện pháp phòng trị
- Dọn sạch cỏ ở các bờ ruộng hoặc sơn bờ ruộng. Thời kỳ mạ, lúa con gái có thể dùng vợt bắt châu chấu.
- Có thể thả vịt ra đồng sau mùa vụ để tiêu diệt châu chấu
- Dùng các loại thuốc đặc trị châu chấu.
- Để kết hợp bảo vệ thiên địch, có thể dùng các chế phẩm nấm Metarhizium cũng có hiệu quả tốt.
Khi châu chấu trưởng thành phát sinh với mật độ cao trên diện rộng thì việc phun thuốc diệt trừ đòi hỏi phải làm đồng loạt, rất tốn công sức và chi phí. Tốt nhất nên theo dõi phát hiện châu chấu non xuất hiện vào đầu mùa mưa rồi dùng thuốc trừ ngay thì hiệu quả sẽ cao hơn.
Lợi ích khác của châu chấu
Lợi ích của Châu chấu là một nguồn protein bền vững, giảm khí thải nhà kính tới 99%, lượng nước và diện tích đất sử dụng lần lượt giảm 1.000 lần và 1.500 lần, đồng thời đầu ra là thành phần thức ăn chứa tới hơn 70% protein.
Châu chấu có thể dùng làm thức ăn cho các loại động vật nuôi như gà, vịt..