Cách phục hồi vườn cây sau mưa bão

Mưa giông, gió bão giật mạnh khiến cây nghiêng, đổ, ngập nước kéo dài. Nếu không có biện pháp khắc phục, cây có nguy cơ cao sẽ bị thối rễ, chết dần.

Bài viết này, AVN sẽ nêu ra một vài vấn đề thường gặp ở vườn cây sau mưa bão và cách phục hồi.

Vườn cây gãy, đổ, nghiêng siêu vẹo

Gió giật mạnh thường khiến cây siêu vẹo, gãy, đổ. Để khắc phục tình trạng này, bà con cần thực hiện các công việc sau:

– Ngay sau khi tan bão, trời tạnh mưa, hãy nhanh chóng khơi thoát nước vườn cây. Dựng thẳng gốc cây và dùng cọc chống hỗ trợ để cây không bị nghiêng trở lại (áp dụng đối với cây thân gỗ).

Cây đổ sau mưa bão

– Với những cành cây bị gãy ít, tiến hành cắt bỏ, sau khi cây phục hồi mới thực hiện tỉa tán. Với những cây bị gãy nhiều, thực hiện cắt toàn bộ cành gãy, chỉ để lại cành thở-cành còn lá. Đợi cây phục hồi thì thực hiện tỉa tán.

– Đối với cây đang mang quả cần căn cứ vào mức độ gãy đổ để tỉa bớt hoặc cắt hết quả trên cây để tập trung dinh dưỡng phục hồi cây.

– Xới đất gốc cây với độ sâu 5 – 10 cm để rễ cây dễ thở. Rắc vôi bột lên gốc cây và phun, tưới thuốc trừ nấm bệnh có hoạt chất Fosetyl Aluminium hoặc Metalaxyl + Mancozeb hoặc Dimethomorph để phòng trừ nấm bệnh ủ trong những ngày mưa.  Sử dụng chế phẩm kích thích ra rễ mới cho cây ăn quả theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

– Khi cây bắt đầu hồi phục, định kỳ phun bổ sung các loại phân bón qua lá. Cần tiếp tục tưới phân bón kích rễ và bón bổ sung phân NPK tổng hợp cân đối. Có thể kết hợp thêm phân vi sinh, phân chuồng ủ hoai mục để bón cho cây. Bên cạnh đó cần tủ gốc cây bằng rơm rạ mục hoặc vật liệu che phủ, tưới đủ ẩm trong những ngày nắng nóng, hanh khô, tránh tình trạng cây bị mất nước.

Đối với vườn cây bị ngập nước

– Với vườn cây ngập nước, bà con cần tiến hành dọn dẹp vệ sinh ngay sau khi trời tạnh. Thu dọn rác bám trên cây để tránh tổn thương và loại bỏ nguồn bệnh. Xối rửa bùn bám trên lá để tăng khả năng quang hợp cho cây. Cắt bỏ cành gãy.

Tiêu úng cho vườn sau mưa bão

– Cũng thực hiện xới đất gốc cây với độ sâu 5 – 10 cm để rễ cây dễ hút oxy. Rắc vôi bột lên gốc cây và phun, tưới thuốc trừ nấm bệnh có hoạt chất Fosetyl Aluminium hoặc Metalaxyl + Mancozeb hoặc Dimethomorph để phòng trừ nấm bệnh ủ trong những ngày mưa.  Sử dụng chế phẩm kích thích ra rễ mới cho cây ăn quả theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

– Thông thường vườn sẽ phục hồi sau 7-10 ngày. Lúc này, bà con cần bón phân chuồng hoai mục, phân vi sinh để kích thích rễ tơ phát triển.

– Sau 10-15 ngày, bà con kiểm tra xem đã có rễ tơ chưa. Sau đó tiến hành bón phân bón NPK tổng hợp cân đối. Phun bổ sung phân bón vi lượng qua lá để tăng đề kháng cho cây. Duy trì che phủ gốc cây bằng rơm rạ và tưới ẩm cây khi trời khô hanh.

Vườn cây gãy đổ nhiều, lá rụng, cành chết

Mưa bão kéo dài có thể khiến cây bị vàng lá, rụng lá, chết cành. Đây là biểu hiện cây bị thối rễ do nấm và tuyến trùng gây nên, khả năng chết cao. Do đó, cần tiêu hủy ngay những cây này để ngăn ngừa lây lan.

Tiếp theo cần tiến hành rắc vôi bột, tưới thuốc nấm, thuốc trừ rệp sáp và tuyến trùng vào khu vực cây bị tiêu hủy để khống chế nguồn bệnh, rệp sáp và tuyến trùng lây lan.