Rệp hại cà phê
Các loại rệp phổ biến
- Rệp vảy xanh (Coccus viridis)
- Rệp vảy nâu (Saissetia hemisphaerica)
- Rệp sáp (Pseudococcus sp)
Đặc điểm gây hại
Các loại rệp tập trung phá hại mạnh cây Cà phê ở nhiều giai đoạn sinh trưởng và trên nhiều bộ phận. Rệp vảy xanh, vảy nâu gây hại trên các chồi lá non. Rệp sáp hại quả, chích hút chất dinh dưỡng ở cuống quả gây rụng quả. Rệp sáp hại rễ chích hút chất dinh dưỡng ở rễ làm rễ phát triển kém, có vết thương tạo điều kiện cho nấm xâm nhập gây triệu chứng vàng lá, thối rễ.
Thời điểm gây hại
Rệp thường gây hại trong các tháng mùa khô và đầu mùa mưa ( từ tháng 1 đến tháng 6) đặc biệt là thời gian có các giai đoạn nắng mưa xen kẽ nhau.
Mọt đục quả
Đặc điểm gây hại
Mọt phá hại nặng vào giai đoạn quả già và có thể sống trên quả khô. Thành trùng là bọ cánh cứng nhỏ, màu nâu hoặc đen, dài từ 2,5mm – 4mm. Thành trùng đục quả chui vào nhân, đục phôi nhũ tạo thành rãnh nhỏ để đẻ trứng. Sâu non ăn phôi nhũ hạt. Mọt thích sống trong các quả chín, nhất là các quả khô trên cây và rụng dưới đất.
Mọt đục cành
Đặc điểm gây hại
Thành trùng là bọ cách cứng rất nhỏ gần bằng đầu kim găm. Con cái đen bóng, con đực nâu xám dài trung bình từ 0,9 – 1,6mm. Mọt đục lỗ nhỏ bên dưới các cành tơ hay bên hông các chồi vượt tạo tổ để đẻ trứng làm cành, chồi khô héo và chết.
Thời điểm gây hại
Mọt thường xuất hiện vào các tháng mùa khô (tháng 1 đến tháng 6)
Sâu đục thân mình trắng
Đặc điểm gây hại
Trưởng thành là 1 loại xén tóc nhỏ có màu xanh đen, com cái lớn hơn con đực. Con trưởng thành sau khi vũ hoá nằm trong thân cây 2 – 5 ngày chờ nhiệt độ ấm áp chui ra hoạt động. Con cái sau khi giao phối đẻ trứng vào thời gian 3 – 4 giờ chiều, trứng được đẻ vào đoạn cành hoặc thân có vết nứt, và rải rác mỗi nơi từ 5 – 9 quả, trung bình 1 con cái đẻ từ 85 – 87 trứng. Sâu non nở ra được 1-2 ngày đục vào vỏ quả, sâu tuổi 1, tuổi 2, tuổi 3 đục sâu vào thân cây và cành, đến tuổi 5, tuổi 6 sâu đục 1 khoảng rộng trong phần gỗ của cây và hoá nhộng tại đó. Vòng đời từ trứng – sâu non – trưởng thành – đẻ trứng là 200 – 211 ngày trong vụ đông và 126 – 176 ngày đối với vụ hè. Sâu phá hại nặng trên giống Cà phê chè. Ruộng Cà phê càng dại nắng thì bị càng nặng.
Thời điểm gây hại
Trong năm sâu thường gây hại nặng vào tháng 1-2 và tháng 4-5
Sâu đục thân mình đỏ
Đặc điểm gây hại
Ngài cái đẻ trứng thành ổ ở chồi non hay nụ của cành Cà phê, mỗi ngài có thể đẻ 400 – 2000 quả trứng. Sau khi đẻ 14 – 16 ngày trứng nở thành sâu non. Sâu non rất nhỏ nhưng hoạt động nhanh nhẹn, đục vào cành tăm hay đốt non, ở tuổi 3 đục vào gốc cành, thường phá hại ở cành cấp 1, cấp 2. Sâu non có 6 tuổi, mỗi tuổi 1 lần lột xác, mỗi lần lột xác là một lần di chuyển chỗ ở, do đó sâu có thể phá hại rất nhiều cành Cà phê, sâu đục cành đùn phân ra ngoài nên rất dễ phát hiện. Sâu non khi đẫy sức thì hoá nhộng trong cây, thời gian hoá nhộng 30 – 50 ngày. Những cành bị sâu đục lá héo rũ, khô đi, quả bị hại héo chín ép nên lép.
Thời điểm gây hại
Trong năm sâu thường gây hại nặng vào tháng 1-2 và tháng 4-5
Các loại thuốc đặc trị trên cà phê
-
Thuốc trừ sâu, rầy, nhện Koiplus 24.5EC AVN
-
Thuốc trừ nhện chích hút Đặc Trị Nhện AVN
-
Thuốc trừ sâu ốc ABA 3.6EC AVN
-
Thuốc trừ sâu Yapoko 250SC AVN
-
Thuốc trừ sâu rệp sáp sùng hà Duca 750 AVN
-
Thuốc trừ sâu rầy nhện Dofamec 177EC AVN
-
Thuốc trừ sâu AVN150 AVN
-
Thuốc trừ sâu Siêu nhện SIEUNHEN 2.0 EC AVN