Các loại sâu bệnh phổ biến trên lúa vụ mùa

Lúa là một trong những loại cây trồng quan trọng nhất của Việt Nam, không chỉ là cây lương thực chính của nhân dân mà còn là nguồn xuất khẩu quan trọng. Tuy nhiên, lúa cũng dễ bị tấn công bởi các loại sâu bệnh gây hại, gây thiệt hại nặng nề cho năng suất và chất lượng của cây trồng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại sâu bệnh phổ biến trên lúa vụ mùa và cách phòng trừ chúng.

Sâu cuốn lá lúa

Sâu cuốn lá lúa là một trong những loại sâu gây hại nghiêm trọng nhất trên lúa vụ mùa. Sâu này ăn lá lúa và cuốn lá lại thành ống, gây thiệt hại nghiêm trọng cho cây trồng. Các triệu chứng của sâu cuốn lá lúa bao gồm lá lúa bị cuốn lại thành ống và có dấu hiệu đổi màu trắng hoặc bạc, cắn rách. Để phòng trừ sâu cuốn lá lúa, người nông dân có thể sử dụng thuốc trừ sâu hóa học hoặc các biện pháp canh tác cơ giới.

Sâu cuốn lá

Sâu đục thân lúa

Sâu đục thân được xem là rất nguy hiểm, bởi vào thời điểm bà con nông dân phát hiện triệu chứng trên cây lúa cũng là lúc sâu đục thân đã chui vào bên trong thân cây lúa, rất khó để tiêu diệt, cây lúa cũng đã chịu tổn thương.

Cụ thể, khi lúa đẻ nhánh, sâu sẽ đục di chuyển vào phần dưới của thân, cắt đứt tổ chức bên trong, phá hoại chức năng dẫn nhựa, làm cho lá non chuyển sang màu vàng và héo khô. Đến lúc lúa đứng cái làm đòng, sâu tập trung phá hại bên trong bẹ và đục vào ống, làm hỏng đòng lúa.

Thời kỳ trổ bông, sâu đục vào cuống bông, cắt đứt sự vận chuyển dinh dưỡng của bông, bông lúa không trổ hoặc nếu trổ thì các hạt bị lép trắng (bạc bông). Từ những dẫn chứng cụ thể đó, nếu bà con nông dân lơ là để sâu tấn công mạnh thì năng suất lúa sẽ sụt giảm rất nhiều.

Sâu đục thân

Xét về hình thái sâu đục thân, bà con nông dân có thể nhận biết qua những đặc điểm điển hình như: Bướm sâu đục thân có màu vàng hoặc vàng nhạt, cánh trước mỗi bên của sâu có chấm đen rất rõ, phía cuối bụng có chùm lông màu vàng. Khi sâu đậu có hình khum như mái nhà, thường vũ hoá ban đêm. Về quá trình sinh sản của sâu, trứng sâu đẻ thành ổ, hình bầu dục, trên mặt ổ trứng có phủ lớp lông màu vàng nhạt. Sâu có 5 tuổi, vòng đời khoảng 30 – 40 ngày, tùy theo điều kiện ngoại cảnh và thức ăn. Theo đặc tính tự nhiên trứng sâu sẽ ở trên lá, sau khi nở, sâu con bò xuống gốc để đục vào bên trong cây lúa và gây hại.

Bệnh đạo ôn

Bệnh đạo ôn lá do nấm Pyricularia Oryzae gây ra, gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa, nhưng thường biểu hiện rõ nhất ở thời kỳ lúa đẻ nhánh gây bệnh đạo ôn lá và thời kỳ lúa trỗ đến chắc xanh gây bệnh đạo ôn cổ bông.

Bệnh đạo ôn

Triệu chứng: Trên lá lúa lúc đầu vết bệnh chỉ bằng mũi kim châm xung quanh có quầng màu vàng ở giữa vết bệnh màu xám nhạt sau chuyển sang màu nâu đen rồi lan rộng thành hình thoi ở giữa có màu xám tro. Nếu bệnh nặng, các vết bệnh sẽ nối tiếp nhau tạo mảng lớn gây cháy cả lá và chết cây.

Trên thân, cổ bông và cổ gié: Vết bệnh có thể xuất hiện trên thân, cổ bông, cổ gié lúa; lúc đầu chỉ là một vết nhỏ màu xám sau chuyển thành màu nâu ăn lan quanh thân, cổ bông và cổ gié lúa, khi bị nấm xâm nhiễm mạch dẫn dinh dưỡng sẽ bị cắt đứt, khiến cả bông lúa bị lép lửng.

Trên hạt: Vết bệnh là những đốm tròn màu nâu trên vỏ trấu nếu xuất hiện sớm, gặp điều kiện thuận lợi bệnh sẽ nhiễm vào hạt, làm cho hạt lúa bị đen lép.