Các loại sâu bệnh hại Khoai lang

Khoai lang là cây trồng truyền thống, từng là một loại lương thực chủ lực của quân và dân ta trong chiến tranh cũng như thời phong kiến. Ngày nay, khoai lang không còn được ưa chuộng nhiều, nhưng vẫn có nhiều giá trị.

Khoai lang là nguồn cung tinh bột giá rẻ, có thể sử dụng rộng rãi trong đời sống cũng như trong chăn nuôi.

Khoai lang

Khoai lang trồng đơn giản, không kén đất, trồng được trên các vùng khô thiếu nước không phù hợp cho trồng lúa, trồng được ở ven song, đất bãi.

Thời gian thu hoạch nhanh, phù hợp với trồng xen vụ với các loại cây trồng khác.

Một số loại sâu bệnh hại phổ biến

Sâu bọ hà hay sùng hà

Đặc điểm sinh thái

  • Trứng: Có hình bầu dục, dài khoảng 0,7mm. Nằm ở các hốc nhỏ do con cái tạo ra bằng miệng trên củ hoặc thân khoai lang.
  • Ấu trùng: Ấu trùng màu trắng và không có chân, thường chui ngay vào thân hoặc củ khi vừa mới nở và đục ngoằn ngoèo.
  • Nhộng: Ngoại hình giống thành trùng, dài khoảng 6,5mm. Hóa nhộng ở trong củ hay thân.
  • Thành trùng: Thành trùng giống kiến lửa, phần bụng có màu xanh ánh kim, đầu có màu đen, râu, ngực, chân có màu cam hoặc nâu đỏ.
Sùng hà
  • Vụ Xuân bị nhiễm nhiều hơn vụ Đông vì nhiệt độ cao hơn.
  • Đất thịt, thịt nhẹ nhiễm nhiều hơn đất cát.

Phòng trừ

  • Nhử bọ hà trưởng thành bằng miếng củ để nó đẻ trứng vào miếng củ đó (gọi là bẫy củ)
  • Vun cao luống giữ đất ẩm.
  • Luân canh với lúa nước, hoặc ngâm đất ngập nước khoảng 3-5 ngày
  • Dẫn dụ sinh học

Sâu sa trên khoai lang

Đặc trưng sinh thái

  • Sâu sa thường đẻ trứng nhỏ màu xanh, bóng. Trứng thường được đẻ riêng lẻ, trên các bộ phận của cây.
  • Ấu trùng của sâu có chiều dài khoảng 9,5cm. Chúng thường có màu xanh lá hoặc nâu với sừng nổi bật trên lưng.
  • Nhộng sâu có màu nâu đỏ với các vòng khuyên. Thành trùng của sâu sa là ngài với sải cánh rộng khoảng 8 đến 11cm.
  • Sâu sa tấn công, ăn lá non là cây trơ trụi.
Sâu sa

Biện pháp phòng trị

  • Dọn dẹp, thu gom và tiêu hủy những tàn dư thực vật còn sót lại từ mùa trước trên ruộng khoai.
  • Làm đất, cày xới kỹ để diệt nhộng có trong đất, hạn chế sự tấn công của sâu sa.
  • Thăm đồng thường xuyên để kịp thời phát hiện sâu hại và có biện pháp phòng trừ hiệu quả. 
  • Thu hút thành trùng của sâu sa bằng cách sử dụng bẫy đèn để thu hút chúng.

Khi sâu phát triển với mật độ quá lớn, phải sử dụng các biện pháp hóa học.

Sâu đục thân khoai lang

Đặc điểm hình thái

  • Trứng sâu hình cầu dẹt, màu xanh lục, được đẻ từng quả rải rác hoặc thành từng cụm 2 – 3 quả ở dưới mặt lá hoặc trên dây khoai.
  • Sâu dài cỡ 24 – 27mm, khi mới nở có màu trắng sữa, sau chuyển thành màu hồng hoặc màu nâu nhạt. Trên đốt thân có nhiều u lồi màu nâu.
  • Nhộng thuộc dạng màng, dài khoảng 12 – 15mm. Lúc mới thành nhộng có màu đỏ, sau đó đậm dần thành màu cánh dán và được bao bọc bởi một lớp kén tơ màu gỉ sắt.
Sâu đục thân khoai lang

Biện pháp canh tác

  • Chọn giống sạch bệnh, khoẻ mạnh: Không lấy dây giống hoặc củ giống từ những ruộng khoai đã bị sâu hại hoành hành.
  • Trồng giống cây có gen kháng sâu
  • Làm đất kỹ trước khi gieo trồng: cày đất, phơi ải, vệ sinh sạch sẽ đồng ruộng, thu dọn cỏ rác và tàn dư vụ trước, đặc biệt là dây và những mẩu củ còn sót lại để sâu hại không còn chỗ trú ngụ.
  • Lên luống cao để hạn chế úng nước và sâu bệnh
  • Thường xuyên giữ cho đất ẩm ở mức 65 – 75% để sâu không có điều kiện phát triển, trong trường hợp đất khô hạn nên tiến hành bơm nước ½ rãnh, để 1 đêm rồi tháo cạn. Ruộng khoai phải thoát nước tốt để củ không bị thối. Ngưng tưới 2 – 3 tuần trước khi thu hoạch.
  • Thường xuyên nhấc dây để làm đứt các rễ con, cây sẽ tập trung dinh dưỡng nuôi củ.