Bọ dưa gây hại trên cây trồng và các biện pháp xử lý

Bọ dưa là một loại sâu hại phổ biến trên các loại cây leo họ bầu bí, mướp, dưa… chúng cắn lá làm thủng lá, làm giảm năng suất cây trồng rõ rệt.

Đặc điểm sinh thái

  • Bọ trưởng thành có cánh màu vàng nâu, mắt đen, râu dài rất linh động.
  • Bọ non mới nở màu trắng sữa.
Bọ dưa

Bọ trưởng thành hoạt động mạnh vào ban ngày, nhất khi có nắng lên. Bọ trưởng thành cái đẻ trứng thành từng nhóm lúc sáng sớm hay chiều tối và đẻ trong đất, gần gốc cây hay trong rơm rạ. Bọ trưởng thành hại mạnh khi cây có 4 – 5 lá, mật độ bọ cao có thể làm trụi hết lá, cây phát triển kém hoặc chết. Bọ non sống trong đất ăn rễ và cắn gốc cây kể cả khi cây đã lớn, làm cây sinh trưởng kém có thể làm cây héo chết.

Ấu trùng sau khi nở ăn rễ cây và đục vào gốc kể cả khi cây đã lớn, làm cây bị vàng héo, chậm phát triển hoặc chết đột ngột. Các vết ăn phá của ấu trùng trên rễ, gốc cây còn là nơi xâm nhập của vi khuẩn hay nấm làm dây dưa bị chết.

Bọ dưa phát triển gây hại nhiều vào mùa khô.

Vết cắn của bọ dưa

Ký chủ

Đây là loài côn trùng đa ký chủ, gây hại trên rất nhiều loại cây trồng, đặc biệt là trên cây thuộc họ bầu bí dưa (Cucurbitaceae) như: dưa hấu, dưa leo, bầu, bí đao, bí đỏ ….

Ngoài ra bọ dưa cũng gây hại trên bắp, lúa miến và cả bông phấn lúa

Biện pháp quản lý

  • Vệ sinh ruộng sạch sẽ trước khi trồng, tiêu hủy tàn dư của vụ trước.
  • Có thể dùng vợt hoặc bắt bang tay vào sáng sớm.

Nếu mật độ cao: Phun thuốc hóa học vào sáng sớm hoặc chiều mát để diệt bọ dưa.