Bệnh cháy lá chết ngọn trên cây sầu riêng

Cháy lá chết ngọn là một bệnh phổ biến trên cây sầu riêng. Những lá cây sầu riêng bị nhiễm bệnh sẽ bị rụng sớm. Bệnh nặng có thể khiến cả tán cây bị trụi lá. Điều này làm giảm khả năng quang hợp của cây sầu riêng cũng như khả năng đơm hoa kết trái.

Bệnh do nấm Rhizoctonia sp. gây ra, có thể gây hại nghiêm trọng trong tất cả các giai đoạn của cây.

Cùng AVN tìm hiểu về triệu chứng và cách phòng trị loại bệnh này nhé!

Triệu chứng cây sầu riêng bị bệnh cháy lá chết đọt

Bệnh cháy lá chết ngọn trên sầu riêng

Bệnh cháy lá chết đọt biểu hiện như sau:

– Trên lá: Bệnh cháy lá sầu riêng có thể phát sinh trên cả lá non và lá già. Vết bệnh xuất hiện ban đầu là những đốm màu nâu sũng nước, lá lúc này sẽ có màu xanh đậm hơn. Vết bệnh sau đó lan rộng dọc theo 02 mép lá làm lá không phát triển. Lá co dúm và cuối cùng trở nên khô rồi rụng đi. Trên cành non, các lá bệnh có thể dính lại với nhau do các tơ nấm phát triển làm kết dính chúng lại rồi khô dần và chết đi.  

Câu sầu riêng con mắc bệnh nặng thường bị rụng hết lá khiến cây không thể tiếp tục quang hợp. Đọt cây vì đó mà thối đen.
Ở cây trưởng thành, cây sầu riêng nhiễm bệnh làm lá non bị khô và rụng, cành và nhánh teo nhỏ, ngọn chết, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh trưởng của cây và năng suất mùa vụ.

Các dấu hiệu của bệnh lúc mới đầu thường dễ nhầm lẫn với dấu hiệu của chứng thiếu dinh dưỡng hoặc tưởng nhầm là vết chích do côn trùng để lại. Do đó khi phát hiện thì bệnh đã trở nặng và khó điều trị dứt điểm.

Cách phòng trị bệnh cháy lá chết đọt trên cây sầu riêng

Biểu hiện bệnh trên cây sầu riêng non

Bệnh cháy lá chết đọt trên cây sầu riêng do nấm Rhizoctonia sp. gây ra. Loài nấm này xuất hiện và phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao, thiếu ánh nắng. Bệnh thường xảy ra ở những vườn sầu riêng không có hệ thống thoát nước, mùa mưa gây ngập úng làm rễ bị yếu, giảm khả năng hút dinh dưỡng và sức đề kháng của cây trồng và cả ở những vườn ít được chăm sóc, hoặc chăm sóc không đúng cách như bón phân không cân đối, bón dư đạm và thiếu các chất dinh dưỡng trung vi lượng khác. Do đó, bà con có thể ngừa bệnh bằng việc:

– Trồng sầu riêng với mật độ khuyến cáo của trung tâm khuyến nông địa phương, tránh trồng dày.

– Xây dựng hệ thống tưới tiêu đảm bảo cho vườn thoát nước tốt, tránh ngập úng vào mùa mưa.

– Thường xuyên cắt tỉa, tạo độ thông thoáng cho vườn sầu.

– Bón phân cân đối dinh dưỡng, chú ý bổ sung nguyên tố trung-vi lượng để cây cứng, khỏe, đề kháng tốt.

– Khi phát hiện cây nhiễm bệnh thối đọt cháy lá,  bà con cần cắt bỏ các bộ phận của cây bị nhiễm bệnh mang đi tiêu hủy, tránh lây lan.

– Phun thuốc ngừa nấm gây cháy lá, chết ngọn bằng một trong các loại thuốc gốc đồng, mancozeb ), metalaxyl ..

– Khi vườn đã có triệu chứng cháy lá cần phun thuốc đặc trị dạng thấm sâu như azoxystrobin, difenoconazole…