Ở chuyên mục trước, AVN đã cùng bà con tìm hiểu về cách trồng khoai mì/sắn cho năng suất cao. Chủ đề hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về một loại sâu bệnh rất nguy hiểm trên cây khoai mì – Rệp sáp bột hồng.
Đây là đối tượng gây hại có tính chất nguy hiểm và khó phòng trừ. Chúng có khả năng lây lan và phát triển rất nhanh qua hom giống, trôi theo nguồn nước, bám dính trên phương tiện vận chuyển… và có nguy cơ làm giảm năng suất, chất lượng sắn nghiêm trọng. Loài rệp này gây hại nghiêm trọng trên nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, rệp sáp bột hồng bắt đầu xâm nhập gây hại khoai mì từ năm 2012 tại Tây Ninh. Sau đó lan dần đến các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, KonTum, Sơn La và Gia Lai… do lây lan qua con đường vận chuyển hom giống
Đặc điểm của rệp sáp bột hồng
Rệp sáp bột hồng có tên khoa học là Phenacoccus manihoti .
Trứng: Có hình ô-van thuôn dài, lúc mới đẻ màu trong hơi vàng, sau chuyển thành màu vàng nhạt. Trứng có kích thước với chiều dài 0,3-0,75mm, chiều rộng 0,15-0,3mm. Trứng đơn nằm trong các túi trứng bao phủ kín bằng lông mịn và nằm ở điểm cuối phía sau của trưởng thành cái.
Rệp non: Hình ô-van, trải qua 3 tuổi. Rệp tuổi 1 màu vàng nhạt có 6 đốt râu đầu di chuyển nhanh nhẹn. Các tuổi tiếp theo kích thước cơ thể tăng dần và di chuyển chậm dần, có 9 đốt. Rệp non đẫy sức dài 1,1- 2,6 mm rộng 0,5- 1,4 mm, râu đầu có 9 đốt.
Rệp trưởng thành: Hình ô-van, có màu hồng và bao phủ bởi lớp sáp bột màu trắng đặc trưng. Rệp trưởng thành có mắt kép lồi. Chân rết phát triển. Cơ thể mang nhiều các tua sáp trắng rất ngắn ở phần bên mép thân và đuôi. Kích thước rệp trưởngthành dài 1,1- 2,6 mm rộng 0,5 – 1,4 mm.
Rệp sáp bột hồng phát triển mạnh trong các tháng mùa khô và các tháng có lượng mưa thấp < 30 mm. Nhiệt độ lý tưởng để chúng sinh trưởng và phát triển là 28oC. Vòng đời của nó thường là 33 ngày.
Rệp sáp bột hồng có khả năng sinh sản đơn tính, trưởng thành cái không cần giao phối vẫn có thể đẻ trứng và trứng vẫn nở thành con. Mỗi rệp cái bột hồng cái trưởng thành có thể đẻ 300 – 500 trứng.
Trong quá trình sinh trưởng, loài rệp này thường cộng sinh với các loài kiến.
Rệp sáp bột hồng gây hại cây khoai mỳ như thế nào?
Rệp sáp bột hồng tấn công gây hiện tượng chùn ngọn trên cây khoai mì. Ngọn chính bị gây hại dẫn đến cây khoai mì bị lùn, thân cây cong queo. Mặt sau lá bị rệp bám. Khi mật độ rầy cao có thể khiến lá rụng toàn bộ, cây chết. Năng suất mùa vụ từ đó suy giảm nghiêm trọng, cây còn sống sót cũng cho chất lượng củ kém.
Phòng trừ rệp sáp bột hồng trên cây khoai mì như thế nào?
Rệp sáp bột hồng tồn tại trên tất cả các bộ phận của cây sắn (gốc, thân, lá, điểm sinh trưởng). Chúng rất dễ lây lan, có thể lây lan qua gió, vận chuyển hom giống, bám dính trên dụng cụ hoặc người chăm sóc…
Do đó để phòng trừ rệp sáp bột hồng, điều đầu tiên là giám sát chặt chẽ hom giống. Tuyệt đối không vận chuyển hom giống đã nhiễm bệnh qua các vùng khác. Nên sử dụng hom giống khỏe, kháng bệnh.
Với ruộng khoai mì đã nhiệm bệnh cần thu dọn tàn dư sạch sẽ.
Trong quá trình trồng khoai mì, bà con cần thường xuyên thăm vườn để kịp thời phát hiện bệnh. Khiễm rầy sáp bột hồng với mật độ dày, bà con có thể sử dụng thuốc BVTv có các hoạt chất Thiamethoxam hàm lượng 350g/l, dạng thành phẩm SC; Imidacloprid hàm lượng 25%w/w, dạng thành phẩm WP; Nitenpyram hàm lượng 50% w/w, dạng thành phẩm; Dinotefuran hàm lượng 20% w/w, dạng thành phẩm WP… để phun. Chú ý phun theo liều lượng mà nhà sản xuất hướng dẫn. Đồng thời không gây hại đến các loài thiên địch như bọ rùa, ong ký sinh… Những loài này là thiên địch giúp tiêu diệt rệp sáp bột hồng.
Những sản phẩm trị rệp sáp của AVN
-
Thuốc trừ sâu, rầy, nhện Koiplus 24.5EC AVN
-
Thuốc trừ sâu Aceta Plus AVN
-
Thuốc trừ sâu rệp Rockest 777 AVN
-
Thuốc trừ sâu, rệp sáp, sùng hà DT 70 AVN
-
Thuốc trừ sâu rầy SACH 790 AVN
-
Thuốc trừ sâu Duca Plus 790 AVN
-
Thuốc trừ sâu ốc ABA 3.6EC AVN
-
Thuốc trừ sâu Yapoko 250SC AVN
-
Thuốc trừ sâu Nara Extra 37EC AVN