Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ớt

Ớt là cây trồng không thể thiếu trong đời sống hàng ngày, ớt là thực phẩm quan trọng trong hầu hết các bữa ăn ở mọi vùng miền đặc biệt là miền Trung.

Trồng ớt từ xưa là không thể thiếu đối với mọi nhà, tuy nhiên trong đời sống hiện đại, không phải gia đình nào cũng có đất để trồng ớt.

Ớt là cây công nghiệp quan trọng trong sản xuất các loại tương ớt, thực phẩm, bánh kẹo, nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác.

Đối với cây ớt trồng phạm vi rộng, quý khách cần phải chú ý đến các kỹ thuật trồng và chăm sóc để đảm bảo năng suất cao nhất, tránh các loại sâu bệnh có thể dẫn tới mất mùa nghiêm trọng.

Thời vụ

Cây ớt có thể trồng quanh năm, trồng ở mọi vùng miền trên cả nước.

Giống

Cây ớt giống

Tùy từng khu vực, có nhiều doanh nghiệp cung cấp các loại giống ớt khác nhau, quý khách nên tham khảo sự giới thiệu của các HTX Nông Nghiệp hoặc doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm

Lượng giống cần trồng cho 1 ha là 150 – 200 gam (tùy theo giống).

Liếp trồng

  • Liếp rộng 1,2-1,4m, cao 30-40cm, rãnh rộng 40cm.
  • Trồng hàng đôi, cây cách cây 40cm.

Vào mùa mưa nên làm mương sâu quanh ruộng, lên liếp cao để nước thoát dễ dàng sau mỗi cơn mưa.

Đảm bảo khoảng cách đúng

Phân bón

Lượng phân bón tùy chân đất tốt hoặc xấu lượng phân có thể tăng hoặc giảm, dưới đây là lượng phân bón trung bình cho 1ha là: Phân chuồng 30 tấn, Supe lân/lân vi sinh 300 – 500kg, NPK 600 – 1.000kg, Urê 180kg, Kali 250kg.

Cách bón:

Bón lót

Bón toàn bộ phân chuồng + toàn bộ lân + 1/5 lượng phân NPK + Kali.

Bón thúc

Chia đều lượng phân còn lại 4-6 lần, nên bón vùi phân vào đất để phân không bị bốc hơi, rửa trôi. Giữa các lần bón thúc và trong thời gian thu hoạch có thể phun thêm phân bón lá. Có thể sử dụng phân bón lá theo nồng độ ghi trên nhãn hoặc dùng các loại phân bón sinh học để giảm bớt lượng phân hóa học.

Chăm sóc

Trồng dặm

Sau khi trồng 7 ngày, kiểm tra ruộng và dặm những cây chết vào buổi chiều mát, trồng xong tưới nước ngay để tránh cây bị héo.

Tưới nước

Cần cung cấp đủ nước cho cây suốt thời gian sinh trưởng nhưng tránh để ngập úng. Tưới rãnh hoặc tưới có hệ thống tưới nhỏ giọt và có màng phủ nông nghiệp có thể 3-5 ngày tưới một lần, tùy mùa vụ.

Làm giàn

Khoảng 30 ngày sau khi cấy có thể cắm chà dọc theo mép luống, giăng dây chân theo đường zích zắc để giữ cho ớt không đỗ ngã, các tầng trên giăng dây dọc theo mép luống, cao hơn tầng dây chân 20cm.

Tỉa nhánh

Khi trồng được 20-25 ngày, tiến hành tỉa bỏ những nhánh gốc dưới chạng 3 của cây giúp cho cây, giúp cho cây ra hoa tập trung, dễ chăm sóc, tạo sự thông thoáng cho ruộng ít bệnh.

Phòng trừ sâu bệnh

Sâu bệnh hại ớt

Một số sâu bện hại chính trên ớt:

Sâu đất, tuyến trùng

Xử lý đất trước khi trồng bằng các loại thuốc trị tuyến trùng lên hốc gieo, hoặc sau khi cấy rải quanh gốc.

Sâu xanh

Khi sâu mới xuất hiện có thể diệt sâu và trứng bằng tay.

Khi mật độ sâu tăng lên, có thể sử dụng các loại thuốc đặc trị.

Nhóm chích hút

Bọ trĩ, rầy xanh, nhện… thường xuất hiện trên ớt

Sâu vẽ bùa

Là loại thường xuất hiện nhiều trên cây ớt.

Bệnh chết cây

Có thể nhổ bỏ cây bệnh đem tiêu hủy ngay khi xuất hiện bệnh, nếu như bệnh lan rộng có thể sử dụng các biện pháp hóa học

Bệnh thán thư trên trái

Nên phun sớm khi cây vừa mới nhiễm bệnh, có thể phun phòng khi thời tiết thuận lợi cho bệnh phát triển như mưa dầm, sương mù, mưa nắng xen kẽ, kết hợp với tỉa bỏ trái bệnh đồng thời tỉa bớt nhánh, thoát nước, cắm chà, giăng dây để giảm ẩm độ trong ruộng.

Bệnh thối đít trái do thiếu can-xi

Phun định kỳ 7 – 10 ngày/lần khi cây bắt đầu cho trái bằng Nitrate canxi (Ca(NO3)2), nồng độ 20-25g/16lít.

Chú ý: Sử dụng thuốc theo nguyên tắc “4 đúng” và có thời gian cách ly an toàn.

Thu hoạch

Sau 65 – 70 ngày sau khi gieo là có thể thu hoạch. Cứ 2-3 ngày thu 1 lần.

Tùy theo yêu cầu của thị trường có thể thu trái xanh hoặc chín đỏ.