Những điểm cần chú ý khi chăm sóc cây sầu riêng ra hoa kết trái

Ngoài việc chọn được giống tốt, phù hợp với thổ nhưỡng địa phương, cho r năng suất cao và dễ tiêu thụ trên thị trường thì các vấn đề chăm sóc cũng quan trọng không kém.

Đối với giai đoạn chăm sóc cây non đến khi trưởng thành đã được làm tốt, thì đến khi ra hoa đậu trái cũng phải được chăm sóc đúng để không lãng phí công sức. Năng suất cao mới quyết định đến thành bại của việc trồng cây, cho nên đây là công việc cực kỳ quan trọng.

Trong giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa, việc hãm đọt là cần thiết để tránh việc cạnh tranh dinh dưỡng trong phát triển và sinh thực.

Kiểm soát lượng nước trong giai đoạn ra hoa

Thời kỳ cây sầu riêng ra mầm hoa vào giữa đầu năm dương lịch, cần phải tiến hành dọn dẹp sạch phần cỏ rác xung quanh để giúp cho cây thông thoáng tạo điều kiện ra hoa.

Và nếu có hiện tượng cây sầu riêng có hơi héo, vẫn chưa ra hoa, chỉ cần tưới cho đủ độ ẩm. Sau đó để cho đất về trạng thái khô hạn bằng cách xiết nước chờ đến thời điểm cây ra hoa.

Đồng thời bạn cần bỏ đi một số nụ hoa đã ra trước đó để rút ngắn thời gian thu hoạch quả. Bởi vì trong quá trình tạo cơm cây sầu riêng cần rất nhiều dinh dưỡng để cho trái sầu riêng không bị nhỏ, suy nhược, ít cơm.

Thời điểm tốt nhất để tưới nước cho cây sầu riêng đó chính là khi mà các mầm hoa đã dài từ 3 đến 4 cm. Không nên tưới quá sớm vì nó sẽ gây ra nhiều tác hại cho sự phát triển của bông sầu riêng. Thời điểm tưới nước đạt hiệu quả là bạn nên chọn cách tưới xòe đều theo trình tự từ bên ngoài tán vào bên trong cho đến khi nước chảy tràn ra mặt đất. Nên tưới nước vừa đủ và cách nhau trong khoảng từ 2 đến 5 ngày tưới. Vì cung cấp lượng nước trong một lần quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng sốc nước. Nó sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình ra hoa. Và trước một tuần khi sầu riêng kết hoa cần giảm lượng nước tưới xuống còn 2/3 để đảm bảo an toàn.

Bón phân cho cây sinh thực

Vì vậy trong giai đoạn này bạn cần phải sử dụng phương pháp kích thích để cây ra hoa đồng loạt. Để kích thích có thể phun chất NPK 10-60-10 vào lúc 9 giờ sáng hoặc từ 15 giờ chiều. Phun 2 lần với thời gian cách nhau 7 ngày và liều lượng tăng gấp đôi so với hướng dẫn sử dụng. Nó sẽ giúp cho bông sầu riêng ra nhiều hơn, làm gia tăng sản lượng.

Giai đoạn kết hoa sầu riêng cần nhiều dinh dưỡng để hình thành hạt phấn chuẩn bị tốt cho quá trình kết quả. Nên giai đoạn này cần phải sử dụng phân bón để cung cấp các nguyên tố vi lượng, nguyên tố trung lượng cho cây.

Tuy nhiên để không làm ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng của hoa sầu riêng. Tránh cho cuống hoa bị dài, yếu ớt ảnh hưởng trong quá trình nuôi trái. Bạn không nên sử dụng phân bón gốc.

Tỉa hoa

Tỉa bớt hoa là một trong những cách giúp cho cây tập trung nuôi dưỡng những hoa có tỉ lệ đậu quả cao mang lại chất lượng. Vì vậy bạn cần phải loại bỏ bớt những hoa ra có tỷ lệ kết trái kém, nằm ở những vị trí không cần thiết.

Thời điểm tỉa bớt hoa trong một chùm thích hợp. Là khi chùm hoa đã dài trong khoảng từ 8 đến 10 cm. Bạn chỉ cần tỉa đi những bông hoa mọc ở đầu. Để lại những bông hoa mọc cùng đợt, cuống khỏe mạnh không bị nhiễm sâu bệnh. Và không nên để quá 10 bông cho một chùm hoa.

Tỉa trái

Tỉa trái lần 1

  • Thời gian: Tuần thứ 3 hoặc 4 sau khi hoa nở
  • Cách tỉa: lần này nên cắt tỉa các trái mọc đầu dày đặc trên chùm, trái bị méo mó, trái bị sâu bệnh

Tỉa trái lần 2

  • Thời gian: Tuần thứ 8 sau khi hoa nở
  • Cách tỉa: cần loại bỏ những trái có dấu hiệu phát triển không bình thường để có thể điều chỉnh sự cân bằng dinh dưỡng giữa nơi cung cấp dinh dưỡng (lá) và nơi tiêu thụ dinh dưỡng (trái ). Để giúp quá trình phát triển, tạo thịt trái được thuận lợi.

Tỉa trái lần 3

Chỉ nên để 1 chùm từ 2 – 3 trái

  • Thời gian: Tỉa quả vào tuần thứ 10 sau khi nở hoa,
  • Cách tỉa: lần này chỉ cắt tỉa những trái không có hình dạng không đặc trưng của giống, những quả bị sâu đục trái hoặc có dấu hiệu của nấm, bệnh, rệp,… cần loại bỏ ngay để tránh lây lan. Chỉ nên để 2 – 3 trái trên một chùm, trung bình cây sầu riêng 10 năm tuổi sẽ đậu quả từ 60 – 90 trái , tuỳ theo sức cây.

Tác dụng của tỉa trái

  • Tỉa trái giúp loại bỏ những trái không phát triển tốt hoặc bị hư hỏng, tập trung nguồn năng lượng và chất dinh dưỡng cho những trái khỏe mạnh hơn. Điều này cải thiện năng suất và chất lượng trái trên cây sầu riêng
  • Tỉa trái giúp tạo ra quả có kích thước đồng đều và hình dạng đẹp. Nó cũng giúp loại bỏ những trái bị hạn chế về kích thước, hình dạng méo mó, từ đó tăng giá trị của quả thương phẩm.
  • Việc tỉa trái giúp thông thoáng và ánh sáng đi vào trong cành và trái , giảm độ ẩm và sự tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và nấm gây bệnh. Điều này giúp giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh, chủ động quản lý bệnh tật trên cây sầu riêng.
  • Việc tỉa trái và tỉa trái giúp tạo ra cây có cấu trúc hợp lý, dễ quản lý và thu hoạch. Trái trên cành được tỉa đều và không quá dày đặc, từ đó giúp người trồng tiếp cận và chăm sóc cây dễ dàng hơn.

Kiểm soát sâu bệnh hại

Trong suốt giai đoạn phát triển cho đến khi ra hoa kết quả sầu riêng sẽ ít nhiều gặp một số bệnh theo mùa. Các căn bệnh này thường gặp và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng lẫn sức sống của sầu riêng. Nội dung kiểm soát sâu bệnh hại, chúng tôi sẽ đề cập đến trong một bài viết khác, xin vui lòng tham khảo danh mục Blog Nông nghiệp trên trang.