Nấm là nguyên nhân chính gây nên các bệnh có thể thấy ở cây trồng, việc nhận diện đúng tác nhân gây bệnh sẽ giúp cho việc trị bệnh hiệu quả và phòng bệnh.
Bệnh thán thư
Bệnh thán thư là bệnh hại trên cây trồng, có thể gây hại trên các bộ phận từ lá, cành, chồi non, quả non. Bệnh được gây ra bởi tác nhân Colletotrichum gloeosporioides và Cephaleures virescens.
Trên bộ phận bị bệnh của cây xuất hiện các vết đốm lớn màu nâu xẫm, có viền nâu đỏ. Vết đốm sẽ lan rộng và có thể tạo ra vết hoại tử. Đối với các vết bệnh trên lá, khi nhìn mặt dưới có thể thấy xuất hiện lấm tấm bào tử màu đen, nhìn rõ được trên kính lúp.
Bệnh thường lây truyền nhờ nước hoặc gió. Xuất hiện vào mùa mưa ẩm hoặc do tưới ẩm nhiều lên bề mặt lá một cách không kiểm soát.
Bệnh phấn trắng
Bệnh phấn trắng nếu gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển và lây lan rất nhanh. Cây trộng bị nhiễm bệnh sẽ còi cọc, lá và hoa cháy khô, làm giảm năng suất thậm chí phá hoại cả mùa vụ.
Bệnh phấn trắng là bệnh trên lá, lá cây mắc bệnh có hiện tượng khô và rụng lá. Quá trình ra hoa và đậu quả của cây sẽ bị suy giảm nghiêm trọng nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Bệnh sương mai
Bệnh sương mai là bệnh hại cây trồng phổ biến, xảy ra trên nhiều loại cây khác nhau. Bệnh do nấm hại Peronospora parasitica gây ra.
Bệnh thường phát triển mạnh ở điều kiện ẩm độ cao, mưa nhiều hoặc có nhiều sương vào ban đêm, từ khi cây lớn đến khi thu hoạch quả.
Bệnh sương mai trên cây họ bầu bí gây hại trên tất cả các bộ phận của cây như lá, thân, quả, cành, nụ, hoa,… Trong đó, lá là bộ phận bị hại nhiều nhất.
Bệnh rỉ sét – bệnh rỉ sắt
Do nấm Puccinia maydis gây ra, bệnh xuất hiện và gây hại trong suốt thời kỳ sinh trưởng của bắp từ khi mới mọc cho đến khi thu hoạch.
Khi điều kiện thời tiết thuận lợi như mưa nhiều làm độ ẩm không khí cao, thời tiết mát mẻ, nhiệt độ trung bình,… bệnh sẽ phát triển mạnh.
Bệnh đốm đen
Bệnh đốm đen do nấm bệnh gây ra như Cercospora
Có thể đánh giá rằng đây là một loại nấm rất phổ biến hiên nay thường xuất hiện bên dưới mặt lá và nếu không phát hiện kịp thời sẽ gây ra những hậu quả khá nặng nề cho cây. Ban đầu sẽ là những đốm đen nhỏ sau đó lan dầu và chuyển thành màu vàng xanh trên bề mặt của lá. Khi cây bị nhiễm nấm thì lá sẽ rụng sớm và không kiểm soát được bệnh nấm sẽ lan ra cả cây và làm cho cây yếu dần.
Bệnh bạc lá lúa
Bệnh bạc lá vi khuẩn lá do vi khuẩn Xanthomonas Oryzae gây ra, bệnh gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa, nhưng biểu hiện rõ và gây hại nặng vào giai đoạn làm đòng – trỗ – chín, nếu không được phòng trừ kịp thời.
Bệnh bạc lá xuất hiện ở mép lá, vết bệnh chạy dọc mép lá từ đầu chóp lá chảy xuống; buổi chiều những giọt keo vi khuẩn bạc lá khô đọng lại ở mép lá, có màu vàng, kích thước nhỏ như trứng cá; vào buổi đêm sương, những giọt keo vi khuẩn này tan ra, chảy chạy dài theo mép lá và gió làm xây xát lan sang những lá khác; bệnh nặng khiến cho lá lúa bị cháy, đặc biệt là lá đòng cháy khiến cho lúa bị lép lửng, đen hạt với tỷ lệ cao, làm giảm năng suất nghiêm trọng.
Bệnh héo xanh
Bệnh héo xanh do vi khuẩn có tên khoa học là Pseudomonas solanacearum Smith gây ra, còn có tên khác là Ralstoria solanacearum. Đây là loài kí sinh đa thực, rất phổ biến ở vùng nhiệt đới. Loài vi khuẩn này có nhiều chủng và nòi; chúng tồn tại trong tự nhiên trên các cây kí chủ khác nhau, do vậy nguồn bệnh lúc nào cũng có.
Bệnh héo xanh là một loại bệnh gây hại phổ biến trên các cây trồng thuộc họ cà và họ bầu bí. Bệnh do vi khuẩn gây ra. Khi cây biểu hiện triệu chứng bệnh héo xanh điều đó có nghĩa vi khuẩn đã tấn công vào mạch dẫn. Và lúc này gần như không có thuốc đặc trị để phục hồi cây. Bệnh gây thiệt hại lớn đến năng suất, chất lượng cây trồng do đó biện pháp hiệu quả nhất là phòng bệnh chủ động.
Các nhóm cây trồng có thể bị nhiễm bệnh héo xanh vi khuẩn: dưa lê, dưa chuột, dưa hấu, dưa lưới, khoai tây, cà chua, ớt, lạc,…
Bệnh nứt thân xì mủ
Bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng nguyên nhân chính là do nấm Phytophthora sp. gây ra.
Nấm tồn tại trong đất, gây hại trên sầu riêng ở mọi giai đoạn từ lúc ươm đến khi trưởng thành và khi đang cho hoa quả.
Nấm gây bệnh trên hầu hết các bộ phận rễ, thân, lá, hoa và quả.
Nấm gây bệnh xì mủ rất dễ dàng xâm nhập khi nhiệt độ thấp, có độ ẩm cao, mưa gió nhiều. Khi cây bị ngập nước thì càng dễ tích tụ mầm bệnh.
Nấm phát triển mạnh trong điều kiện trồng mật độ cao, đào hố trồng thấp nên gốc luôn bị ẩm, cành thấp chạm đất, kết hợp vườn bị rợp bóng, hệ thống thoát nước kém, bón phân thừa đạm…
Bệnh thối rễ
Các loại nấm gây bệnh thường gặp là: Sclerotinia, Sclerotium: Lây bệnh vào thân cây. Pythium, Phytophthora, Fusarium, Rhizoctonia: Lây bệnh vào đất theo dạng hỗn hợp. Sclerotium, Rhizoctonia: Lây bệnh vào đất theo dạng lớp mỏng. Fusarium: Dịch bào tử (có hoặc không gây vết thương cơ giới).
Nấm đất gây bệnh có thể tồn tại trong đất trong thời gian rất dài kể cả trong điều kiện không có cây ký chủ. Chúng bảo tồn bằng các sợi nấm, hạch nấm, hậu bào tử, bào tử trứng và những bào tử có vách dày ở trong đất và trên tàn dư cây trồng. Nấm xâm nhiễm, gây hại cây trồng làm cho rễ và các tế bào mạch dẫn của cây không còn khả năng hút nước và chất dinh dưỡng từ giá thể. Các triệu chứng của bệnh nấm đất gây ra thường rất giống nhau, đều gây héo vàng, còi cọc và chết cây.
Nhiệt độ thích hợp nhất của nấm là 25-28 độ C, nhiệt độ thấp nhất là 5-10 độ C, cao nhất là 35 độ C.