Bệnh nấm hồng
Triệu chứng bệnh
Lúc mới bệnh thân và cành tiêu có một lớp nấm màu hồng sau đó chuyển sang màu hồng nhạt, rồi chuyển sang màu sáng trắng.
Nấm hồng làm khô nứt lớp vỏ của dây tiêu, làm cho các mạch dẫn nhựa của dây bị hủy hoại, dẫn đến hậu quả dây tiêu khô dần và chết.
Tác nhân gây bệnh
Do nấm Corticium Salmonicolor gây hại chủ yếu trên thân và cành tiêu.
Những vườn tiêu trồng lâu năm bằng choái sống không được tỉa cành choái vào mùa mưa, vườn tiêu quá rậm rạp, độ ẩm không khí cao, bón thừa đạm nhưng thiếu phân lân và Kali, không bón phân hữu cơ thì thường bị bệnh nấm hồng rất nhiều
Biện pháp phòng trừ
- Vệ sinh đồng ruộng, tỉa tán, cắt cành thoáng mát, làm rãnh thoát nước của vườn tiêu trong mùa mưa.
- Vườn tiêu trồng bằng nọc sống hoặc choái sống cần phải được tỉa bớt cành vào đầu mùa mưa và giữa mùa mưa.
- Bón phân cân đối NPK, phân chuồng tạo điều kiện cho cây khỏe để có khả năng kháng bệnh tốt.
- Thường xuyên kiểm tra và cắt bỏ thân, cành bị bệnh và đem đốt bỏ.
- Dùng thuốc trị bệnh
Bệnh thán thư
Trên lá có những đốm lớn màu vàng sau đó chuyển thành màu nâu và đen dần. Vết bệnh có hình dạng không nhất định. Khi già rìa vết bệnh có quầng đen rộng bao quanh, phân cách giữa phần mô bệnh và mô khỏe.
Các vệt cháy thường xuất hiện ở đầu mép lá.
Bệnh cũng có thể tấn công vào gié bông, gié quả làm bông, hạt bị khô đen hoặc cũng có thể gây hại thân nhánh cây tiêu làm tháo đốt, khô cành. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường phát triển mạnh trong mùa mưa.
Bệnh đen lá
Cũng thường xuất hiện ở đầu lá, vết bệnh ban đầu là những đốm nhỏ có màu vàng sau phát triển lớn dần và chuyển thành màu nâu đen. Khi vết bệnh già, thì chuyển thành màu xám, có thể có quầng đồng tâm nhưng không có viền đen bao quanh ngăn cách phần mô bệnh và mô khỏe, đây là điểm chính để phân biệt bệnh thán thư và bệnh đen lá. Bệnh đốm lá: Các vết bệnh lấm chấm đen xuất hiện ở cả mặt trên và mặt dưới lá, tập trung ở vùng gần gân lá. Lá bị bệnh nặng thì vàng và rụng.
Bệnh tảo đỏ
Các vết bệnh thường xuất hiện ở mặt trên lá. Vết bệnh tròn, có màu cam, rờ thấy như lớp nhung mịn, hơi gồ lên trên bề mặt lá. Bệnh cũng có thể tấn công cành quả và dây thân.
Biện pháp phòng trừ
Tuân thủ theo nguyên tắc phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây hồ tiêu.
Biện pháp hóa học: Chỉ nên áp dụng vào những lúc bệnh gây hại có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất. Sử dụng các loại thuốc đặc trị