Cỏ lồng vực, tác hại và các biện pháp phòng trừ

Cỏ lồng vực là loài thực vật thuộc nhóm C4, có khả năng quang hợp và hiệu quả sử dụng nước, nitơ (đạm) cao hơn cây lúa, cây C3. Trong các ruộng lúa, cỏ lồng vực thường vươn cao hơn lúa để cạnh tranh ánh sáng nên gây tổn thất lớn đến năng suất lúa khi chúng cùng sinh trưởng trên ruộng. Cỏ lồng vực có sức sống cao, mọc khoẻ có bộ rễ khỏe hơn lúa. (C4,C3 là hình thức quang hợp)

Cỏ lồng vực

Đặc điểm chung của cỏ lồng vực

Cỏ lồng vực thuộc nhóm hòa bản, gồm lồng vực nước (Echinochloa crus- galli L.), lồng vực cạn (Echinochloa colonum L.)

Cỏ lồng vực

Cỏ lồng vực phát triển rất nhanh và cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng rất mạnh làm cây lúa phát triển chậm, èo ọt và mất năng suất.

Ngoài ra, cỏ lồng vực còn là ký chủ phụ của một số bệnh hại trên lúa như khô vằn, cháy lá vi khuẩn….Khi thu hoạch, hạt cỏ lẫn vào lúa làm giảm giá trị thương phẩm.

Lồng vực là một trong những loại cỏ khó trị trên ruộng lúa. Một số ruộng mặc dù sử dụng thuốc nhiều lần nhưng vẫn còn sót cỏ lồng vực.

Nhận dạng

Lồng vực là loại cỏ hàng năm, do cùng họ với cây lúa, nên khi chưa trỗ hoa nhìn rất giống cây lúa (nhưng không có tai lá (bẹ chìa) và màu nhạt hơn).

  • Sinh sản bằng hạt.
  • Cây cao, thân cứng, chắc khỏe, mọc thành từng bụi, đứng thẳng, dạng gọn,
  • Lá hẹp hình ngọn giáo, có thể dài tới 40cm, rộng 5-15mm
  • Bông cỏ màu xanh tới đỏ tía ở ngọn, mỗi bông có từ 5-40 gié,
  • Hạt hình elip, có râu 3-4mm (hoặc không có râu).

Tác hại của cỏ lồng vực

Do ưa thích nơi đất ẩm, nhiều ánh sáng, giầu đạm nên loài cỏ này thường phát triển nhiều trong ruộng lúa, mương nước và đầm lầy. Đặc biệt chúng có khả năng chống chịu rất tốt với điều kiện khắc nghiệt của ngoại cảnh so với cây lúa

Cỏ lồng vực

Lồng vực có khả năng đẻ nhánh mạnh, trỗ hoa quanh năm, thời gian sinh trưởng ngắn so với lúa (sau khi mọc khoảng 50 ngày là có thể trỗ hoa), nên hạt cỏ chín trước lúa và rụng trở lại ruộng trước khi lúa được thu hoạch. Từ một cây cỏ ở đầu vụ lúa, đến cuối vụ có khả năng sinh sản hàng trăm hạt nên tốc độ tích lũy của chúng rất nhanh. Nếu không phòng trừ tốt, chỉ vài vụ là lồng vực có thể mọc dày đặc trên ruộng, rất khó khăn cho công tác phòng trừ.

Thực tế đồng ruộng cho thấy, vụ lúa hè thu do bị thiếu nước ở đầu vụ, cỏ lồng vực thường phát sinh gây hại mạnh hơn những vụ khác trong năm. Trong cùng một ruộng, những chỗ đất cao cũng thường bị lồng vực gây hại nhiều hơn. Ruộng lúa sạ (gieo vãi) lồng vực hại nặng hơn ruộng lúa cấy…

Biện pháp phòng trị cỏ lồng vực

Biện pháp canh tác

  • Phải dọn sạch cỏ trên ruộng và xung quanh bờ trước khi làm đất.
  • Cày bừa kỹ để chôn vùi hạt cỏ xuống tầng đất sâu.
  • Không dùng giống trôi nổi, phải mua giống xác nhận ở những cơ sở tin cậy. Giống phải đạt tiêu chuẩn không có quá 10 hạt cỏ dại/1kg hạt giống. 
  • Phải sàng sẩy kỹ hạt giống trước khi ngâm ủ để loại bỏ hạt cỏ.
  • Nên áp dụng cách cấy hoặc sạ hàng để dễ phát hiện và nhổ cỏ.
  • Tuyệt đối không để ruộng bị hạn ở đầu vụ, cần giữ mực nước (hợp lý) để khống chế hạt cỏ nẩy mầm.
  • Phân hữu cơ bón cho ruộng lúa phải được ủ kỹ để diệt hết hạt cỏ.
  • Chăm sóc tốt, cung cấp đủ nước, bón phân kịp thời giúp cây lúa sinh trưởng mạnh, giao tán nhanh phủ kín mặt mặt ruộng, không chế lấn át cỏ ở đầu vụ.
  • Tổ chức tỉa dặm, nhổ cỏ sớm, sau sạ, cấy khoảng 20 ngày.
  • Cắt bông kịp thời (trước khi hạt cỏ chín rụng xuống tồn trữ trong đất)

Biện pháp hóa học

Bà con nông dân có thể tham khảo các loại thuốc trừ cỏ như dưới đây