Bệnh đốm đen trên hoa hồng
Bệnh đốm đen trên hoa hồng là do nấm bệnh Diplocarpon rosae gây ra.
Cây bị nhiễm bệnh sẽ xuất hiện những đốm đen trên mặt lá, sau đó rất nhanh sẽ gây vàng lá và rụng lá hàng loạt.
Bệnh thường lây lan từ dưới đi lên nên những lá già sẽ có dấu hiệu bệnh đầu tiên. Các đốm đen nhỏ xuất hiện trên lá, sau đó lan dần ra và lan lên các lá non và nụ hoa ở trên.
Các đốm đen thường có đường kính khoảng 0,5-1 cm. Bạn có thể thấy bắt đầu chỉ là những chấm nhỏ màu nâu đen. Sau vài ngày lan ra nhiều lá trên cây đều bị nhiễm, đốm đen hình thành nên nhiều hình dạng, nào là hình tròn, dẹt, đa giác đủ kiểu.
Bệnh thán thư trên hoa hồng
Bệnh thán thư do nấm gây ra. Khi một vật chủ bị nhiễm, nó sẽ tạo ra các bào tử có thể được phân phát bởi gió, nhanh chóng lan truyền từ cây này sang cây khác. Chúng cũng có thể rơi xuống đất và được phân tán qua nước bắn tung tóe lên các cây khác.
Bệnh lây lan nhanh chóng qua cây, gây thiệt hại cho lá, thân và quả. Nó có thể tràn ngập trong các mảnh vụn của thực vật hoặc đất, và có thể lây nhiễm hạt giống để nó lây truyền lại thông qua việc trồng cây trong năm tới.
Khi thời tiết nóng lên, các triệu chứng bệnh thán thư giảm nhanh. Khi thời tiết nóng thường xuyên, nấm tiến triển chậm lại và dừng lại hoàn toàn. Tuy nhiên, nó có thể trở lại khi thời tiết mát xuống. Mùa mưa, ẩm ướt là khi bệnh thán thư ở mức phổ biến nhất, và cũng là khi các triệu chứng lây lan nhanh nhất.
Bệnh phấn trắng trên hoa hồng
Bệnh phấn trắng là bệnh do nấm có tên Sphaerotheca pannosa var. gây ra.
Bệnh phấn trắng là loại bệnh gây hại nhiều nhất trên cây hoa hồng và đặc biệt là cây hoa hồng leo. Triệu chứng chung của chúng là tạo một lớp bột màu trắng xám; có thể nhìn thấy trên bề mặt lá, thân và cành của thực vật. Lớp bột trắng này sẽ tấn công vào lớp biểu bì bên trong cây hồng gây nguy hiểm đến cây.
Bệnh dễ lây lan do tiếp xúc giữa cây bệnh với cây khỏe thông qua gió, không khí, nước bắn.
Nấm cũng phát triển trên cuống hoa, đài hoa và cánh hoa. Chúng làm cho nụ hoa không mở đúng cách, cuốn hoa dày hơn và giống như tấm lót lá. Khi bệnh nặng, các bộ phận bị bệnh sẽ sớm chuyển sang màu nâu và già đi.
Bệnh rỉ sắt trên hoa hồng
Bệnh do nấm Phragmidium mucronatum gây ra
Bình thường thì bệnh rỉ sắt ở hoa hồng thường xuất hiện vào mùa xuân và mùa hè. Vết bệnh dạng chấm nổi màu vàng da cam hoặc màu gỉ sắt, hình thành ở mặt dưới lá, bệnh làm lá khô cháy, dễ rụng, hoa nhỏ, cây còi cọc. Xuất hiện ở lá bánh tẻ và già. Mặt sau lá xuất hiện nhiều vết màu rỉ sắt hoặc vàng cam. Mặt trên lá vàng vọt.
Bào tử nấm có thể lan truyền trong không khí, chính vì vậy bệnh rỉ sắt rất dễ lây lan sang các cây khác hoặc khu khác chưa bị bệnh khi có gió, có mưa… nhiệt độ cho nấm phát triển là từ 18 – 21 độ C