Phương pháp sinh học phòng trừ sâu hại
- Phương pháp sinh học được đặc biệt chú ý khi phương pháp hóa học sau khoảng thời gian dài nắm vai trò chủ đạo trong công tác BVTV đã bộc lộ nhiều hạn chế.
- Phương pháp sinh học còn gọi là đấu tranh sinh học, trong bảo vệ thực vật người ta dùng các loài sinh vật có lợi hay các sản phẩm hoạt động của chúng để ngăn ngừa hoặc làm giảm thiệt hại do các loại sâu bệnh gây ra cho cây trồng.
- Lợi dụng vào lực lượng thiên địch rất phong phú, đa dạng có sẳn trong tự nhiên, người ta sữ dụng các loại thiên địch này để kiềm hãm sự phát triển của côn trùng gây hại. Đây là biện pháp đạt hiệu quả rất lớn, ít tốn kém trong việc phòng trừ sâu hại mà không ảnh hưởng đến sinh trưởng cây trồng, cũng không gây ô nhiễm môi trường và an toàn cho người tiêu dùng sản phẩm.
Sử dụng côn trùng ký sinh và côn trùng bắt mồi
Các loại côn trùng ký sinh và côn trùng bắt mồi còn được gọi là thiên địch còn có nghĩa là kẻ địch tự nhiên của sâu hại cây trồng.
Côn trùng ký sinh
Côn trùng ký sinh là các loại côn trùng có ích, chúng đẻ trứng vào cơ thể sâu hại hoặc ký sinh lên trứng sâu hại, sau đó trứng nở ra ấu trùng ăn các bộ phận bên trong cơ thể sâu làm cho sâu chết.
Côn trùng bắt mồi
Côn trùng bắt mồi là các loại côn trùng dùng chân, hàm bắt sâu hại và ăn thịt chúng. Một số côn trùng trong nhóm này là Nhiện, bọ rùa, kiến 3 khoang, bọt xít, chuồn chuồn kim…
Các loại thiên địch được dùng trong phương pháp sinh học có thể là những loài côn trùng có sẵn trong hệ sinh thái ở địa phương. Người ta chỉ việc phát hiện ra rồi tạo các điều kiện thuận lợi để chúng phát triển và tiêu diệt các loài sâu hại. Nhưng cũng có những loài thiên địch được nhập từ nước ngoài về để bổ sung cho hệ sinh thái địa phương.
Phối hợp giữa biện pháp hóa học với hoạt động của thiên địch
- Dùng luân phiên các loại thuốc hóa học để làm giảm mật số sâu hại chủ yếu, số sâu hại còn lại thiên địch sẽ tiêu diệt nốt.
- Không phun thuốc tràn lan trên toàn bộ diện tích mà tạo điều kiện cho thiên địch tập trung vào những nơi không phun thuốc.
- Sử dụng các loại thuốc không độc với thiên địch, thuốc có phổ tác động hẹp, dùng thuốc rải tác động vào vùng rể cây không làm ảnh hưởng đến thiên địch, hoặc dùng thuốc hạn chế khi cần thiết làm theo ngưỡng kinh tế.
Sử dụng các loại vi sinh vật trừ sâu hại
Việc sử dụng vi sinh vật trong công tác BVTV đã đạt được nhiều thành tựu trong lãnh vực này. Được chia làm 2 hướng:
- Sản xuất các chế phẩm vi sinh vật dùng để phun rắc trên đồng ruộng, vườn cây để gây bệnh cho sâu hại.
- Tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của các loài vi sinh vật gây bệnh cho sâu hại.
Sử dụng các chất sinh học
Các chất sinh học như Pheromon, hoóc môn được nhiên cứu sử dụng, tác dụng của các chất sinh học lên sâu hại rất đa dạng như dẫn dụ, xua đuổi, gây ngán, triệt sản, làm rối loạn hoạt động sống của sâu hại cuối cùng làm sâu chết. Con người đã dựa trên các mối quan hệ hóa học để tạo nên các chế phẩm sinh học nhằm hạn chế sự sinh sản và sự phát triển của côn trùng nhằm giảm nhẹ mức độ thiệt hại do sâu gây ra trên đồng ruộng.
Chất dẫn dụ
- Chất gây triệt sản côn trùng
- Các chất Alkil hóa
- Các chất hóa diệt sinh
Các chất này không gây độc hại như các loại thuốc trừ sâu, giảm thiểu tác hại lên môi trường sống.