Bệnh hại phổ biến trên cây cà tím

Cà tím là loại rau ăn quả cho năng suất cao với thời gian thu hoạch trái dài. Ở chuyên mục trước, AVN đã hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng. Bài viết này, chúng tôi sẽ lưu ý bà con về một số loại bệnh hại phổ biến trên cây cà tím để có biện pháp phòng ngừa kịp thời.

Bệnh phấn trắng cà tím

Bệnh phấn trắng là loại bệnh thường thấy nhất trên cây cà tím. Bệnh do nấm Erysiphe gây ra.

Loài nấm này ký sinh, các sợi nấm bám dày đặc trên cây cà tím và tạo vòi hút đâm sâu vào tế bào để hút toàn bộ chất dinh dưỡng. Khiến cây còi cọc, kém phát triển, ra trái nhỏ, kém năng suất.

Bệnh phấn trắng phân tán bằng bào tử nhờ gió, không khí, nước. Chúng phát triển mạnh trong nhiệt độ từ 20 đến 25 độ C, độ ẩm cao, có sương mù, thiếu ánh sáng.

Bệnh ban đầu xuất hiện với những đốm nhỏ có màu xanh sau đó chuyển sang vàng. Tiếp đến, phiến lá và gân lá bị bao phủ bởi lớp phấn dày đặc.

Những lá cà tím nhiễm phấn trắng nặng sẽ khô và rụng đi. Bệnh xuất hiện trên cả thân, cành, lá, hoa và quả non làm cho cây bị còi cọc, chậm lớn, hoa rụng và chết đi.

Bệnh khảm vàng lá cà tím

Bệnh khảm lá khiến lá xoăn, màu vàng xen kẽ

Bệnh khảm cũng là một loại bệnh phổ biến trên cây cà tím. Bệnh khảm, vàng lá cây cà do một số loài virus gây ra. Chẳng hạn, virus EYMV (Eggplant Yellow Mosaic Virus), EMDV (Eggplant Mottle Dwarf Virus)… Bệnh do virus gây ra nên phải có các côn trùng làm môi giới truyền bệnh như rệp (Aphid), bọ phấn trắng (Bemisia tabaci)…

Điều kiện lý tưởng để bệnh phát triển đó là khí hậu nóng, khô hạn. Lúc này,  mật độ các loài sâu chích hút sẽ tăng nhanh. Đồng nghĩa với việc virus ký sinh cũng tăng nhanh.

Thông thường, khi bị nhiễm virus thì cây bị lùn, ngọn xoăn vàng, nhăn nheo, màu vàng xen kẽ, lá nhỏ dị hình, nhăn nhúm.

Tùy từng giai đoạn mà biểu hiện bệnh khảm lá trên cây cà tím khác nhau. Giai đoạn cây nhỏ, nếu cây bị nhiễm virus sớm ngay sau khi trồng, thì cây sẽ phát bệnh rất sớm. Khi cây đã lớn bị nhiễm bệnh, cây sẽ phát bệnh muộn hơn (do có sức đề kháng), hoặc không phát bệnh khi cây đã già.

Cây nhiễm bệnh càng sớm thì tác hại càng lớn. Cây khó đậu trái, nếu đậu thì cũng cho trái nhỏ, mẫu mã xấu, không đạt chất lượng.

Bệnh bướu rễ cà tím

Bệnh bướu rễ

Bệnh bướu rễ do tuyến trùng Meloidogyne spp kết hợp với vi khuẩn Rhizobium radiobacter gây nên.

Loại tuyến trùng này ưa thích môi trường đất nóng ẩm. Trứng và ấu trùng của tuyến trùng được di chuyển nhờ hệ thống nước hoặc nước tưới.

Chúng kí sinh ở rễ cây cà tím và dùng kim hút để rút chất dinh dưỡng của cây vào cơ thể. Điều này làm xuất hiện các vết sưng u dọc theo rễ nên gọi là bướu rễ. Các thích thước bướu đa dạng, không đồng nhất về mặt thể tích.

Khi nhiễm bệnh, lá trên cây chuyển vàng và héo khô khi nhiệt độ tăng cao. Trái phát triển kém, kích thước cũng giảm đi đáng để.

Bệnh thối nhũn cà tím

Bệnh thối nhũn trên cây cà tím do Nấm Fusarium oxysporum cư trú trong đất gây ra. tình trạng thối nhũn ở cây cà tím.

Điều kiện sinh trưởng lý tưởng của loài nấm này đó là: Nhiệt độ 18°C. Đất nghèo dinh dưỡng (nito, phốt pho), đất nhiễm phèn, đất cát. Chúng phát tán mầm bệnh nhờ gió, nước tưới, dụng cụ làm vườn, đất ô nhiễm từ nguồn khác. Thời gian tồn tại trong đất của chúng rất lâu. Có thể thông qua tàn dư thực vật đã phân hủy và chất hữu cơ để sinh tồn nên bà con cần có biện pháp canh tác luân canh phù hợp.

Cây cà tím bị nhiễm bệnh thối nhũn sẽ có biểu hiện như: Phần gân lá ở phía gốc cây bị mỏng đi, phiến lá vàng úa. Lá khô và rụng dần. Điều này ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây, khiến cây kém phát triển.

Một bên thân cây có vết bệnh màu nâu rải rác. Các vết này dần phát triển thành vết hoại tử dài. Các mạch dẫn – nhánh cây cà tím từ xanh chuyển thành nâu đậm. Cây thường héo một bên. Khi bệnh trở nặng sẽ gây chết toàn bộ cây.

Trên đây là một số bệnh hại chủ yếu trên cây cà tím. Bà con cần nắm bắt rõ nguyên nhân và biểu hiện bệnh để có biện pháp phòng ngừa kịp thời.