Ở các chuyên mục chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại, bà con hẳn đã quen thuộc với thuốc bảo vệ thực vật gốc đồng. Loại thuốc này được sử dụng rộng rãi trong canh tác nông nghiệp tại Việt Nam. Đem lại khả năng trị bệnh hại rất hiệu quả, nhất là bệnh do nấm gây nên.
Bài viết này, AVN sẽ cùng bà con tìm hiểu về loại thuốc này nhé!
Thuốc bảo vệ thực vật gốc đồng là gì?
Các loại thuốc bảo vệ thực vật có chứa thành phần kim loại đồng (tên khoa học Copper) được gọi là thuốc nhóm gốc đồng. Thuốc gốc đồng có phổ tác dụng rộng có thể phòng trừ được nhiều loại bệnh gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau.
Thuốc bảo vệ thực vật gốc đồng gồm 4 nhóm chính đó là:
Copper Oxychloride: Copper Oxychloride có phản ứng trung tính nên có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu, bệnh khác.
Copper Hydroxide : Copper Hydroxide có phản ứng trung tính nên có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu, bệnh khác.
Copper Sulfate (Tribasic): Có phản ứng acid (chua) nhẹ nên có thể pha chung với nhiều loại thuốc sâu, Bệnh khác.
Copper Sulfate nguyên chất hay Sulfat đồng. Với loại này, bà con nông dân thường gọi phèn xanh có phản ứng acid (chua) nên khi sử dụng riêng để phòng trừ bệnh cho cây trồng thường dễ gây hại cho cây trồng (cháy lá, hại cho hoa).
Do đó khi dùng loại thuốc này không nên dùng riêng để phun mà hỗn hợp với vôi thành thuốc có tên gọi là bordeaux (Boóc-đô).
Cơ chế hoạt động của thuốc bảo vệ gốc đồng?
Thuốc bảo vệ thực vật gốc đồng khi phun lên đồng ruộng rất ít tan trong nước. Chúng tác dụng với CO2 trong không khí, từ từ giải phóng Cu2+. Ion Cu2+ sẽ tác động lên tế bào nấm bệnh làm kết tủa hoặc biến tính protein làm bất hoạt các enzym, từ đó ức chết các phản ứng sinh học trong tế bào làm chết vi sinh vật.
Ưu điểm của thuốc bảo vệ thực vật gốc đồng
- Thuốc thuộc nhóm này ít hoà tan trong nước nên khó bị rửa trôi do mưa.
- Thuốc ít độc với động vật máu nóng, không ảnh hưởng xấu đến cây trồng.
- Không tích lũy trong đất gây tồn dư như các loại thuốc bảo vệ thực vật khác.
- Độ độc cấp tính thấp. Phổ tác dụng rộng nên phòng trừ có hiệu quả được nhiều loại bệnh trên nhiều loại cây trồng như rỉ sắt, nấm hồng, thối nhũn…
Nhược điểm của thuốc bảo vệ thực vật gốc đồng
- Không tích lũy song lại chậm phân hủy trong môi trường
- Khả năng pha trộn hỗn hợp thấp. Thuốc nhóm Copper Oxychloride (Coc 85WP) không pha trộn được với nhóm thuốc có tính a xít hoặc kiềm. Thuốc nhóm Copper citrate (Heroga 6.4SL) không hỗn hợp được với các nhóm thuốc vi sinh. Không phun hỗn hợp thuốc gốc đồng với phân bón qua lá và chất điều hòa sinh trưởng.
- Thời gian cách ly tương đối dài: 7 ngày