Đậu ăn quả (ăn trái) là cây trồng phổ biến ở nước ta, là nguồn protein thực vật quan trọng trong bữa ăn.
Đậu có nhiều cách chế biến, điển hình là xào… Hương vị thơm ngon, thường được sử dụng trong các mâm cỗ ngày lễ, Tết.
Trồng và chăm sóc đậu ăn trái không khó, phương pháp trồng đơn giản, được truyền lại từ nhiều thế hệ. Ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, các phương pháp sinh thái, các loại phân bón bổ sung… làm cho việc trồng đậu trở nên dễ dàng và năng suất hơn bao giờ hết.
Thời vụ gieo trồng
Đậu có thể trồng được quanh năm.
- Vụ Đông Xuân gieo vào tháng 11, 12 Dương lịch.
- Vụ Hè Thu gieo vào tháng 5, 6 Dương lịch.
Vụ trồng tháng 12, 1 Dương lịch thường bị ruồi đục lá (sâu vẽ bùa) gây hại nặng; vụ tháng 7, 9 có sâu đục thân phát triển.
Giống
Đậu Cô ve có 2 giống: giống hạt đen và giống hạt trắng.
Giống hạt đen có khả năng chịu mưa hơn giống hạt trắng.
Đậu đũa có 3 giống: hạt trắng, nâu, đỏ trắng. Lượng hạt giống cho 1ha: 1,5-2 kg.
Ngày nay có rất nhiều giống đậu được nhập khẩu từ nước ngoài với năng suất cao, hương vị mới lạ, dễ trồng và chăm sóc.
Gieo trồng
Chuẩn bị đất: có thể trồng được trên nhiều loại đất, nhưng thích hợp nhất là loại đất thịt pha cát, dễ thoát nước. Đất cần được phơi ải trước khi lên liếp.
Khoảng cách trồng: liếp rộng 1,2m, cao 15-20cm, hàng cách hàng 80-100cm, hốc cách hốc 20-25cm, gieo 20 hạt/hốc.
Cách gieo: Gieo 2-3 hạt/hốc. Sau khi gieo rãi một lớp đất mỏng phía trên, rải Regent 0.3G. Trước khi gieo nên tưới đất trước và sau khi gieo chỉ tưới ít để hạt nẩy mầm, tránh tưới quá nhiều, hạt hút nước nhanh làm rách vỏ hạt, hạt không mọc được.
Bón phân
Lượng phân tính cho 1 ha
Phân chuồng hoai mục 20 tấn, phân super lân 200kg, phân urê 150kg, phân Kali 100kg.
Cách bón:
– Bón lót: toàn bộ phân chuồng hoai, Super lân và ¼ lượng phân hóa học khác
– Bón thúc:
- Lần 1 (12-15 ngày sau gieo): 1/4 lượng phân Urê và Kali.
- Lần 2 (khi ra hoa rộ, bắt đầu có trái): 1/4 lượng phân Urê và Kali.
- Lần 3 (sau khi thu hoạch 4-5 đợt): lượng phân còn lại.
– Có thể dung phân bón lá hoặc vi sinh vật hữu hiệu, phun thêm từ 12-15 ngày sau gieo cho đến khi thu hoạch.
Phòng trừ sâu bệnh
Đậu cô ve bị các loại sâu bệnh hại chính sau: dòi đục lá, sâu đục quả, dòi đục gốc, sâu đo xanh, bệnh đốm lá. Trong đó, sâu đục quả là đối tượng khó phòng trị nhất.
Các biện pháp chăm sóc canh tác như bón phân cân đối, cắm chà, tưới nước đầy đủ giúp cho cây có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Có thể áp dụng các biện pháp che phủ bạt nilon để hạn chế cỏ dại và dòi đục lá.
Danh mục các loại sâu bệnh phổ biến:
- Dòi đục lá (sâu vẽ bùa)
- Bọ trĩ
- Sâu đục quả
- Bệnh lỡ cổ rễ
- Bệnh trên lá