Các loại sâu hại bí xanh thơm – bí thơm và biện pháp

Bí xanh thơm là một loại quả được sử dụng như rau xanh rất phổ biến hiện nay, với xu thế sử dụng thêm các loại rau mới để thay đổi bữa ăn của các bà nội trợ, bí xanh thơm trở nên là một lựa chọn hấp dẫn.

Bí xanh thơm

Tuy nhiên trong quá trình trồng, nhiều loại sâu hại có thể xuất hiện cần phải chú ý như dưới đây

Bọ trĩ hại bí xanh

Bọ trĩ có kích thước rất nhỏ, con trưởng thành có màu vàng nhạt hay vàng đậm, cuối bụng thon, nhọn. Bọ non không có cánh, hình dạng giống trưởng thành, màu vàng nhạt. Sống tập trung chủ yếu ở ngọn non hoặc mặt dưới lá non. Bọ trưởng thành di chuyển nhanh, đẻ trứng trong mô mặt dưới lá.

Bọ trĩ phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng và khô, có tính kháng thuốc cao.

Bọ trĩ hút nhựa làm cây sinh trưởng phát triển kém, ngọn bị hại xoăn lại, lá vàng, khô, hoa rụng. Bọ trĩ là môi giới truyền bệnh khảm cho cây.

Nhện đỏ

Nhện sống chủ yếu ở mặt dưới lá bánh tẻ và lá già (khi mật độ cao có thể sống cả mặt trên của lá). Nhện đỏ phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng và khô, phá hại nặng khi cây đã lớn, từ lúc có hoa đến lúc thu hoạch quả.

Nhện đỏ

Nhện chích hút nhựa tạo thành các vết màu nâu vàng nhạt dọc theo hai bên gân lá. Mật độ cao có thể làm lá vàng khô, sinh trưởng kém. Nhện chích hút quả non làm quả nhỏ, sần sùi.

Rệp

Rệp trưởng thành và rệp non đều rất nhỏ, màu vàng nhạt hoặc xanh đen. Rệp sống tập trung ở chồi non và ở mặt dưới lá. Rệp xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây. Phát triển mạnh khi thời tiết khô hạn.

Rệp hại bí

Rệp chích hút nhựa làm cho ngọn chùn lại, cây sinh trưởng kém, mật độ rệp cao có thể làm khô cả lá.
Rệp còn là môi giới truyền các loại bệnh virus.

Bọ dưa

Trưởng thành có cánh màu vàng nâu, mắt đen, râu dài rất linh động. Bọ non mới nở màu trắng sữa. Bọ dưa phát triển gây hại nhiều vào mùa khô. Trưởng thành hoạt động mạnh vào ban ngày, nhất là khi có nắng lên….

Bọ dưa hại bí

Bọ trưởng thành hại mạnh khi cây có 4 – 5 lá, mật độ bọ cao có thể làm trụi hết lá, cây phát triển kém hoặc chết. Bọ non sống trong đất ăn rễ và cắn gốc cây kể cả khi cây đã lớn, làm cây sinh trưởng kém có thể làm cây héo chết.

Sâu xanh ăn lá

Bướm nhỏ, màu nâu, khi đậu có hình tam giác, cánh trước màu trắng bạc, hoạt động vào ban đêm và đẻ trứng rời rạc trên cả 2 mặt lá, nhất là ngọn non và quả non. Trứng rất nhỏ, màu trắng đục đến hơi ngả vàng. Sâu nhỏ, màu xanh lục, có 2 sọc trắng chạy dọc cơ thể. Nhộng màu nâu nhạt đến nâu đen.

Sâu có tập quán là dùng tơ cuốn các ngọn non lại và ở bên trong ăn phá hoặc cắn vỏ quả non làm cho quả bị thối và rụng.

Khi sâu lớn có thể cắn trụi cả lá và chồi.

Khi quả lớn sâu thường ẩn ở mặt dưới, nơi phần quả chạm mặt đất và cắn lớp da bên ngoài làm quả bị lép nơi đó và da bị loang lổ. Sâu làm nhộng trong các lá non cuốn lại.

Sâu khoang

Bướm cánh trước màu nâu vàng, giữa cánh có vân trắng, cánh sau màu trắng óng ánh. Sâu tuổi nhỏ có màu xanh lục, càng lớn sâu chuyển dần thành màu nâu đậm, trên cơ thể có một sọc vàng sáng chạy ở hai bên hông, mỗi đốt có một chấm đen.

Sâu cắn phá mạnh vào lúc sáng sớm nhưng khi có ánh nắng sâu chui xuống dưới tán lá để ẩn nấp. Chiều mát sâu bắt đầu hoạt động trở lại và phá hại suốt đêm.

Sâu tuổi 1-2 chỉ ăn gặm phần diệp lục của lá và chừa lại lớp biểu bì trắng, từ tuổi 3 trở đi sâu ăn phá mạnh cắn thủng lá và gân lá. Ở tuổi lớn sâu ăn trụi cả thân, cành, quả non. Sâu chui xuống đất hoá nhộng.