Đặc điểm của loài sâu bướm
Trên thế giới có khoảng 170.000 loài bướm, chúng thuộc loài côn trùng có sự đa dạng về loài thuộc loại cao so với các loài côn trùng khác. Ở Việt Nam có gần 1.000 loài bướm, trong số đó có rất nhiều loài Bướm đặc hữu Việt Nam, nhiều loài bướm mới được phát hiện nhưng chưa được đặt tên.
Bướm chủ yếu hoạt động về đêm, số lượng các loài bướm đêm lớn gấp 10 lần các loại bướm ngày, bướm đêm có hình dáng đa dạng, nhiều loài trong số đó hoạt động cả ban đêm lẫn ban ngày, nhất là lúc hoàng hôn .
Bướm sâu không nhất thiết có màu sắc sặc sỡ, bướm có cả các màu lẫn với môi trường để ngụy trang.
Sinh sản và gây hại
Bướm không gây hại trên các loại cây trồng nhưng con non của chúng, giai đoạn sâu bệnh là gây hại cho cây trồng. Sâu có số lượng lớn, ăn nhiều nên gây hại nghiêm trọng cho đồng ruộng. Khi phát hiện có dấu hiệu của rất nhiều bướm hoặc trứng, cần phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời trước khi sâu non kịp nở ra và phá hoạt mùa màng.
Sâu bướm không gây hại trên tất cả các loại cây trồng, mỗi loại sâu bướm chỉ gây hại trên một số loài cây nhất định, do đó cần phải xác định đúng loại sâu bướm có phải là loại gây hại trên cây trồng hiện tại hay không mới cần phải có biện pháp phòng trị.
Có nhiều loại bướm di cư, sẽ không gây ảnh hưởng nếu chúng bay qua cánh đồng hoặc ruộng vườn.
Vị trí bướm đẻ trứng
Bướm của sâu hại thường đẻ trứng trên lá cây hoặc thân cây, nơi gần với nguồn thức ăn chính của sâu là lá, vì sâu non khi mới nở ra không thể bò đi xa, nên chắc chắn trứng không xuất hiện ở quá xa các khu vực lá cây.
Bướm thường đẻ trứng ở mặt dưới của lá nhất, trứng thường được đẻ thành cụm nên dễ dàng phát hiện và tiêu diệt, biện pháp đơn giản nhất là ngắt bỏ lá cây có trứng sâu và tiêu hủy.
Có nhiều loại thuốc BVTV có khả năng làm ung trứng sâu, tuy nhiên không nên lạm dụng thuốc khi mà chưa có dịch hại thực sự, để hạn chế các loại chất độc trên ruộng vườn.
Có nhiều loại bướm đẻ trứng ở khu vực dễ phát hiện, điều này thuận lợi cho người dân phát hiện ra dịch hại.
Trứng sâu bướm có nhiều hình thái, không nhất thiết là cụm trứng dạng hạt li ti, có thể có các loại bướm đẻ trứng trong tổ như sâu đục thân, các tổ bướm dễ dàng phát hiện bằng mắt thường.
Biện pháp phòng trị
Thường xuyên thăm ruộng vườn để phát hiện sớm các dấu hiệu của dịch hại sâu bệnh, tránh nguy cơ phát sinh dịch mà không kịp phòng tránh.
Kiểm tra các vị trí sâu bướm thường đẻ trứng để phát hiện dấu hiệu, với các loài bướm đẻ dưới mặt lá, cần quan sát kỹ hơn để phát hiện dấu hiệu bất thường.
Bảo vệ các loại thiên địch của sâu bướm trong đồng ruộng, tránh lạm dụng nhiều thuốc BVTV để gây hại cho các loại thiên địch của sâu.