Bệnh thối thân thối gốc lúa do vi khuẩn

Đặc điểm bệnh

Bệnh phát sinh trên cây lúa đầu tiên từ những lá thìa. Sau đó bệnh lan đến bẹ lá, tạo thành những vết bệnh nâu đậm và trở thành thối đen. Bệnh phát triển làm lá vàng, khô héo và rủ xuống. Vết bệnh lan đến gióng, đốt, thân, rễ và làm cho các bộ phân này thối nhũn. Chính vì vậy mà ta dễ dàng nhổ được các dảnh lúa ra khỏi gốc. Các đốt có màu đen khi bị bệnh.

Bệnh thối thân do vi khuẩn

Trên thân xuất hiện những vết đen kéo dài theo chiều dài của thân tạo thành những vết thối đen cùng với những giọt nước (dịch vi khuẩn) xuất hiện trên bề mặt. Lá lúa lúc đó bị khô héo, cuộn lại và chuyển màu. Từ những đốt phía dưới bị bệnh, vi khuẩn xâm nhập đến rễ. Chúng làm cho rễ bị thối đen. Khi vi khuẩn xâm nhập vào bẹ thì chúng tạo thành những vết mọng nước sau 20 giờ. Bẹ lá phía trên khô héo sau 2 ngày. Sau đó 3-4 ngày vết bệnh kéo dài ra toàn bộ bẹ lá. Bệnh có thể gây hại thân, gióng, đốt và cả những cuống bông lúa. 

Nguyên nhân gây bệnh thối gốc

Bệnh do vi khuẩn Erwinia sp. gây ra, dễ bội nhiễm cùng nấm bệnh đạo ôn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa gây thiệt hại năng suất về sau. Đầu tiên lúa bị héo, màu lá vẫn còn xanh, bẹ mọng nước sau đó chết vàng từng chồi lúa, nặng hơn rụi lá từng chòm. Khi nhổ bụi lúa lên thì lúa bị đứt ngang gốc thân hoặc rễ rất ít, ngắn, bị thối đen và có mùi hôi. Giai đoạn lúa trổ, cây lúa không hút dinh dưỡng nuôi hạt được, toàn bộ thân cây khô lại làm bông, hạt lép.

Nguyên nhân bệnh

Điều kiện phát sinh bệnh

Ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long bệnh thường gây hại trên các giống OM 4900, Jasmin 85, OM 4218, OM 5472… trên những chân ruộng bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Bệnh có thể phát triển thành dịch, gây hại nghiêm trọng trên các ruộng làm đất không kỹ. 

Bệnh có thể phát sinh trên những cánh đồng lúa từng mắc bệnh đạo ôn trước đó, giữ thời gian cách vụ ít nhất 3 tuần để chống ngộ độc hữu cơ, bón phân cân đối (không dư đạm).

Biện pháp phòng tránh

  • Trong quá trình chăm sóc lúa cần chú ý bón phân cân đối, không bón dư thừa phân đạm. Khi xuất hiện vài cây mới bị bệnh (biểu hiện: cây héo, lá còn xanh, nhổ lên thì đứt gốc và có mùi thối), cần ngừng ngay việc bón phân đạm, tuyệt đối không kết hợp phun phân bón lá khi phun thuốc trừ bệnh.
  • Tháo nước trong ruộng ra càng sớm càng tốt, sau đó rải vôi bột (20-25kg vôi/1.000 m2).
  • Nếu như ruộng lúa bị bệnh nặng thì có thể kết hợp phun vôi và rải vôi, cách thực hiện như sau: bà con pha 1,5 kg või/bình 16 lít vào nước để lắng trong sau đó lấy nước trong phun trên lá. Sử dụng loại Vôi nung (CaO), phun nước vào để vôi rã ra thành dạng bột sau đó cho nước vào ngâm.
  • Ngoài ra, bà con có thể sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ vi khuẩn

Lưu ý: Trong thời gian lúa bị bệnh tuyệt đối không được bón phân đạm, phân bón lá hay kích thích tố.