Phòng trừ bệnh khô vằn trên cây ngô đông

Ở kỳ trước, AVN đã hướng dẫn bà con cách nhận biết và phòng trừ một số sâu hại phổ biến trên cây ngô trồng vụ đông. Với đặc trưng thời tiết ngày đông nhiệt độ thấp, độ ẩm không khí thấp, cây ngô không chỉ phải đối diện với các loài sâu xám, sâu đục thân… tàn phá mà còn bị đe dọa bởi các loài bệnh hại như khô vằn, đốm lá, sọc lá, lùn sọc đen….

Trong đó, bệnh khô vằn là bệnh phổ biến. Sau đây, AVN sẽ hướng dẫn bà con cách nhận biết cũng như phương pháp phòng trừ bệnh khô vằn trên cây ngô.

Dấu hiệu cây ngô nhiễm bệnh khô vằn

Bệnh khô vằn do nấm Rhizoctonia solani Kuhn- một loại nấm thuộc lớp Nấm trơ (Mycelia tiệt trùng) sống ký sinh trong đất gây ra. Nấm cũng ký sinh trên tàn dư cây trồng dưới dạng nốt nấm có thời gian sống lâu trên 1 năm.

Nấm bệnh có thể gây hại cho ngô từ khi mới nảy mầm đến khi thu hoạch.

Biểu hiện cây ngô bị khô vằn như sau:

Trên các bộ phận phiến lá, bẹ lá, thân và bắp ngô có các vết lớn màu xám tro, loang lổ đốm vằn da hổ, hình dạng bất định như dạng đám mây.

Bệnh khô vằn trên cây ngô

Vết bệnh lan từ các bộ phận  phía gốc cây lên tới áo bắp và bắp ngô, bông cờ làm cây, lá vàng tàn lụi, khô chết bắp khối khô. Vết bệnh khô vằn cũng tương tự như vết khô vằn hại lúa.

Mầm ngô bị nhiễm bệnh, trên rễ mầm và thân mầm thường có những vết bệnh màu nâu. Ngô (bắp) bị nhiễm bệnh trong giai đoạn mầm thường còi cọc và vàng. Song biểu hiện rõ và nặng của bệnh là ở giai đoạn cây ngô (bắp) (cây bắp) trỗ cờ đến làm hạt.

Khi trời ẩm ướt trên mặt vết bệnh phủ lớp sợi nấm màu trắng và nhữnh hạch nấm xốp khi còn non có màu trắng, khi già chuyển màu nâu. Hạch nấm là nguồn lây nhiễm của nấm bệnh. Bệnh làm giảm năng suất và cây bị bệnh nặng hạt ngô (bắp) sẽ bị lép.

Cách phòng trừ bệnh khô vằn trên cây ngô đông

+ Lựa chọn giống khỏe, kháng bệnh, không chọn những bắp bị bệnh để làm giống.

+ Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn sạch tàn dư cây bệnh. Loại bỏ và đốt cây bị nhiễm bệnh sau khi thu hoạch. Cày ải, ngâm nước ruộng để diệt trừ nguồn bệnh là hạch nấm và tàn dư trong đất bởi nấm có thể ký sâu trong đất lên đến một năm.

+ Xử lý hạt giống bằng Rovral (2g/10kg hạt giống).

+ Khi ngô (bắp) đã lớn làm sạch cỏ, bóc sạch bẹ và lá bị bệnh khô vằn đem tiêu hủy để hạn chế bệnh và ruộng ngô (bắp) thông thoáng.

+ Thường xuyên thăm đồng và theo dõi tình hình để có biện pháp kịp thời.

+ Khi cây ngô nhiễm khô vằn nặng, bà con có thể phun trừ bệnh bằng thuốc BVTV như Validamicin 3SC, Validacin 3% hoặc Anvil 5SC… liều lượng như hướng dẫn nhà sản xuất.